Hợp tác xã tham gia phát triển sản phẩm Ocop

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Thứ 5, 15/12/2022 16:58

Việc phát triển các Hợp tác xã (HTX) gắn liền với sản phẩm OCOP giữ một vai trò “kép” hết sức quan trọng, vừa hỗ trợ quá trình chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, tham gia tích cực vào chuỗi giá trị gia tăng quốc gia và đưa sản phẩm Việt Nam đến với thế giới. Đồng thời, là một điểm “hội tụ văn hóa, lan tỏa giá trị”, tài nguyên bản địa, bản sắc văn hóa và con người địa phương.

Chương trình OCOP được tỉnh Bắc Giang thực hiện nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Những năm qua, chương trình triển khai phù hợp, thích ứng với các yếu tố, quy luật kinh tế thị trường, các sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn chất lượng của thị trường. Nhiều sản phẩm hàng hóa của Bắc Giang đã được gắn sao, góp phần đưa hàng hóa từ khu vực nông thôn có mặt trên các kệ hàng siêu thị, cửa hàng trong và ngoài nước, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm.

Không chỉ đẩy mạnh liên kết sản xuất, những năm qua, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Ngoài góp phần tăng thêm giá trị, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, các chủ thể, HTX thông qua việc tham gia phát triển sản phẩm OCOP đã nâng cao được trình độ, năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm, phương thức quảng bá thương hiệu các sản phẩm địa phương.

Tính đến cuối năm 2022, tỉnh Bắc Giang 97 chủ thể với 180 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có gần 80% chủ thể là HTX. Có nhiều chủ thể là thanh niên trẻ có trình độ, nhiệt huyết khi khởi nghiệp từ nông nghiệp và tạo ra được nhiều sản sản thể hiện sự sáng tạo của người dân. HTX Nông nghiệp Quang Duy là một chủ thể Ocop điển hình như thế.

Kinh tế - Hợp tác xã tham gia phát triển sản phẩm Ocop

Vùng trồng nguyên liệu của HTX Nông nghiệp Quang Duy

HTX Nông nghiệp Quang Duy (Yên Thế) thời gian đầu hoạt động hiệu quả chưa cao khi chưa có chiến lược phát triển cụ thể, mới tạo ra sản phẩm mà chưa tìm được cách tiếp cận thị trường. Khi tham gia Chương trình OCOP, hoạt động của HTX mới gắn với phát triển thương hiệu cho sản phẩm. Đến nay, HTX Quang Duy có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh là dầu lạc và dầu mè Đại An. Ngoài ra HTX còn sản xuất chế biến một số sản phẩm khác như: dầu gấc, dầu dừa, tinh bột nghệ, bột sắn dây, lạc thương phẩm…

Theo anh Quang Thắng – giám đốc HTX Nông nghiệp Quang Duy chia sẻ: khi tham gia chương trình OCOP các HTX được nâng cao năng lực về xây dựng phương án kinh doanh, quản trị sản xuất, được hỗ trợ tư vấn phát triển và hoàn thiện sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tem truy xuất, giới thiệu quảng bá sản phẩm... Từ đó HTX không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng, bao bì, mẫu mã đáp ứng yêu cầu thị trường, huy động các nguồn lực để mở rộng phát triển sản xuất, hoàn thiện và gia tăng giá sản phẩm. Đặc biệt, xác định xúc tiến thương mại là khâu chủ chốt trong chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm là mục tiêu cuối cùng của chương trình với sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và PTNT thông qua các hội chợ, sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh đã giúp sản phẩm OCOP Dầu Lạc và Dầu mè đen Đại An được kết nối, mở rộng giao thương với hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Kinh tế - Hợp tác xã tham gia phát triển sản phẩm Ocop  (Hình 2).

Dầu lạc – Dầu mè đen Đại An là một trong những sản phẩm Ocop được gắn sao

Nhờ tích cực tham gia chương trình OCOP, HTX đã tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập gia tăng cho HTX và thành viên. Thời gian tới, để tiếp tục xây dựng và phát triển sản phẩm Ocop bền vững, rất mong các cấp, các ngành trong tỉnh và địa phương triển khai mạnh mẽ các chính sách hỗ trợ HTX về nguồn vốn, cơ sở vật chất, các phương thức quảng bá, xúc tiến sản phẩm; hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP dựng thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ..., anh Quang Thắng chia sẻ thêm.

Chương trình OCOP đã lan tỏa đến các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm và dịch vụ du lịch trên toàn tỉnh. Các sản phẩm OCOP được công nhận đều mang đặc trưng sản xuất của các làng nghề truyền thống, làng nghề như: Mỳ chũ; mỳ Châu Sơn; rượu Vân; bún Đa Mai;… bên cạnh các sản phẩm nổi tiếng khác đã phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương như: Gà đồi Yên Thế; vải thiều Lục Ngạn; vải sớm Phúc Hòa; vú sữa Hợp Đức, mật ong Tây Yên Tử, trà hoa vàng, đông trùng hạ thảo,… Các sản phẩm đều có đầy đủ những minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm. Nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, chất lượng như ISO 22000; HACCP; VietGap; Global Gap… 

Đối với Chương trình OCOP, tỉnh Bắc Giang xác định vai trò của HTX là giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất ở nông thôn nhằm góp phần tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị thông qua Chương trình OCOP. Thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục nhân rộng và phát huy hiệu quả của các mô hình HTX như: Đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò của các HTX; phối hợp tập huấn, tư vấn, hướng dẫn về các điều kiện cần thiết, hồ sơ, thủ tục cho việc thành lập HTX...Đặc biệt, để có cơ chế cho các HTX phát triển bền vững, tích cực tham gia vào sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Hà Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.