Hứng đòn kép từ “cơn thịnh nộ” của Nga và Syria, IS khốn đốn trước thế bị “đuổi cùng diệt tận”

Hứng đòn kép từ “cơn thịnh nộ” của Nga và Syria, IS khốn đốn trước thế bị “đuổi cùng diệt tận”

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 5, 13/05/2021 11:28

Trong khi phiến quân bỏ mạng vì tên lửa Syria, máy bay phản lực Nga tấn công khủng bố trên vùng đồi Kabana ở Latakia bằng tên lửa chân không.

Theo Syria, các nhà hoạt động của tổ chức giám sát nhân quyền Syria đã ghi lại việc một phiến quân bỏ mạng do bị thương nặng trong cuộc tấn công bằng tên lửa dẫn đường do lực lượng quân đội chính phủ đóng ở vùng núi Latakia triển khai.

Trong khi đó, cách đây vài giờ, các nguồn tin của tổ chức giám sát nhân quyền Syria cho biết một máy bay phản lực Nga đã tấn công các vị trí khủng bố trên vùng đồi Kabana ở vùng nông thôn Latakia bằng tên lửa chân không. Các lực lượng của quân đội chính phủ đã mở rộng phạm vi bắn trên "khu vực giảm leo thang". Pháo của lực lượng này nhằm vào Jabal al-Zawiyah, Bayaneen, al-Fterah, ở nam Idlib, Saan, Kadour ở đông Idlib, Kherbet al-Naqous và al-Mansourah ở vùng nông thôn phía tây Hama. Mặt khác, các vụ phóng tên lửa của quân đội chính phủ cũng nhắm vào chiến tuyến của al-Haddadah và làng al-Kendeh ở vùng nông thôn Latakia.

Các nhà hoạt động của tổ chức giám sát nhân quyền hôm nay cũng ghi nhận việc ba thành viên của phe nổi dậy bị thương, sau khi các lực lượng của quân đội Syria nhắm bắn vào các nhân vật này ở khu vực phía tây của vùng nông thôn Idlib.

Tiêu điểm - Hứng đòn kép từ “cơn thịnh nộ” của Nga và Syria, IS khốn đốn trước thế bị “đuổi cùng diệt tận”

Cuộc nội chiến Syria vẫn diễn biến phức tạp 

Báo cáo cho thấy tại các “khu vực giảm leo thang” các cuộc đụng độ bạo lực nổ ra giữa một bên là các phe phái của phòng điều hành Al-Fatah Mubeen, một bên là các lực lượng quân đội chính phủ cùng lực lượng ủy nhiệm. Sự  việc diễn ra tại làng Al-Futtaira ở miền nam Idlib. Các cuộc đụng độ và bắn phá diễn ra khốc liệt hơn sau cuộc tấn công của lực lượng quân đội chính phủ nhằm vào các vị trí của phe phái. Tuy nhiên, các phe phái của al-Fateh Mubeeb đã xoay sở để đẩy lùi cuộc tấn công của quân đội Syria.

Các cứ địa của lực lượng quân đội Syria trên chiến tuyến al-Dar al-Kabirah, Sofin, al-Barah và Fulayfel đã chứng kiến ​​một cuộc bắn phá khốc liệt. Một số tên lửa cũng khai hỏa tại các khu vực xung quanh al-Janoudiah ở vùng nông thôn phía tây Idlib nhưng hiện chưa có báo cáo về thương vong.

Chiến sự chưa thôi phức tạp và khốc liệt

Các nhà hoạt động của tổ chức giám sát nhân quyền khẳng định thời gian gần đây liên tục nổ ra các vụ tấn công bí ẩn. Gần đây nhất là vụ tấn công bí ẩn khiến một dân thường thiệt mạng. Các tay súng không rõ danh tính đã xả đạn trên đường giữa thị trấn Naf’a và Jamlah ở vùng nông thôn phía tây Daraa.

Điều đáng chú ý là người đàn ông bị ám sát trước đây đào thoát khỏi lực lượng quân đội và hiện làm tài xế taxi kể từ năm 2018.

Kể từ khi bắt đầu xảy ra hỗn loạn an ninh ở Daraa vào đầu tháng 6/2019, các nhà hoạt động của Đài quan sát Syria đã ghi nhận hơn 1.037 vụ tấn công và âm mưu ám sát bằng súng và kích nổ IED, bom xe máy và bom xe hơi. Các cuộc tấn công và ám sát này đã cướp đi sinh mạng của 718 người trong đó có phụ nữ, trẻ em, binh lính của quân đội chính phủ, các chiến binh của các phe phái đối lập, dân quân Syria liên kết với lực lượng Hezbollah của Lebanon và Iran.

Xung đột ở Syria không chỉ là nội chiến đơn thuần, cũng không dừng lại ở chiến tranh ủy nhiệm, mà đã trở thành một cuộc chiến mở. Từ sự phản đối của một bộ phận tầng lớp trẻ ở Daraa bị tác động bởi cuộc nổi dậy Mùa Xuân Arab mà họ đã xem qua truyền hình, làn sóng biểu tình đã bắt đầu bùng phát trên cả nước.

Các nhóm đối lập cũng nhanh chóng nổi dậy với sự ủng hộ của các nước vùng Vịnh và chiếm quyền kiểm soát nhiều khu vực quan trọng của từ tay chính phủ. Sự bất ổn lan rộng trên khắp cả nước khiến các nhóm thánh chiến thừa cơ trỗi dậy, đáng chú ý nhất là tổ IS, nhóm khủng bố đã từng kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria hồi năm 2014.

Khi tình hình trở nên phức tạp hơn, quân đội nước ngoài nhanh chóng can thiệp, ban đầu là Mỹ cùng liên minh chống khủng bố, sau đó là Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số 4 nước ảnh hưởng và có lợi ích trên chiến trường Syria, Nga nổi lên như một nước sẵn sàng nhất và có khả năng gây ảnh hưởng nhất về mặt ngoại giao đối với nhiều bên. Tuy nhiên, để đưa Syria trở lại hòa bình, ổn định như trước cuộc nội chiến cần nhiều yếu tố và sự hợp lực của nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.