Hướng tới tương lai mỗi người dân đều trở thành "công dân số"

Hướng tới tương lai mỗi người dân đều trở thành "công dân số"

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 7, 11/12/2021 18:52

Chuyển đổi số là sáng tạo của toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân. Từ đó, hướng tới mỗi người dân Việt Nam thành công dân số.

Mỗi người dân sẽ là một công dân số

Năm 2021, mặc dù đại dịch bùng phát mạnh, doanh thu của các doanh nghiệp số vẫn tăng trưởng gần 10%. Do đó, các doanh nghiệp, nền tảng số là tài nguyên, dữ liệu của Việt Nam.

"Chúng ta có niềm tin vào sự sáng tạo của doanh nghiệp là vì phía sau mỗi doanh nghiệp là kho tàng tri thức của cả nhân loại, là khả năng huy động nguồn lực toàn cầu, cả nguồn lực nhân tài, công nghệ và tài chính", Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ sự tin tưởng.

Đối thoại - Hướng tới tương lai mỗi người dân đều trở thành 'công dân số'

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ Thông tin & Truyền thông

Ông cho rằng, từ trước đến nay, trong suốt chiều dài lịch sử, con người chỉ tiêu xài tài nguyên. Tuy nhiên, chuyển đổi số (CĐS) sẽ tạo ra dữ liệu như một loại đất đai mới, là sáng tạo của toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân. 

Trong tương lai, một trang web quốc gia chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số được thiết lập, có cả các bài học từ thành công, thất bại. Mỗi người dân Việt Nam thành công dân số.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam gần như đã sẵn sàng cho sự phát triển số mạnh mẽ. Chỉ cần thêm một cú huých là Chính phủ hoàn thiện thể chế số, hợp pháp hoá các tài sản số, sản phẩm và dịch vụ số và được pháp luật bảo vệ, mở ra không gian đổi mới cho các doanh nghiệp công nghệ số, cho phép họ thử nghiệm trước khi đưa vào quản lý.

Từ đó, công nghệ số tạo ra 3 xu thế: phi trung gian hóa, phi tập trung hóa, phi vật chất hóa. Điều này giúp cho kinh tế hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Các doanh nghiệp công nghệ số cần hành động nhanh, hiệu quả. 

Bảo vệ công dân số trước vấn đề an ninh mạng

Theo ông Nguyễn Minh Đức, CEO Công ty CyRadar, an toàn trên môi trường số là bài toán lớn,"An toàn trên môi trường số - nền móng của kinh tế số, xã hội số". 

Ông Đức cho biết, CyRadar thực hiện khảo sát liên quan đến vấn đề CĐS, cho thấy, các cuộc tấn công mạng năm 2021 tăng 30% so với năm ngoái, 100.000 mật khẩu, các cơ quan tổ chức bị rò rỉ. 

Trước thực trạng này, vấn đề đặt ra là bảo vệ các công dân số từ các thiết bị: điện thoại, máy tính. Vấn đề về an toàn thông tin mạng quan trọng, giúp chuyển đổi số thành công.

Để đảm bảo an toàn thông tin thì cần đảm bảo an toàn dữ liệu từ nền tảng như du lịch, y tế, ngân hàng trước khi vận hành. Vì vậy, các giải pháp bảo vệ công dân số cần được ưu tiên. Các công ty về an toàn thông tin cần giải quyết các bài toán về bảo mật, bản chất là bảo vệ các công dân số.

Mặt khác, đảm bảo an toàn thông tin nên gắn liền với công nghệ định danh số. Ông Ngô Diên Hy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT đánh giá, định danh số cũng rất quan trọng trong CĐS. 

Đối thoại - Hướng tới tương lai mỗi người dân đều trở thành 'công dân số' (Hình 2).

Ông Ngô Diên Hy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT

Định danh công dân áp dụng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XVI. Điều này đang được cải tiến theo thời gian, cụ thể năm 2020 chúng ta có thẻ căn cước công dân có chip điện tử. 

Mặt khác, định danh số phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, ngân hàng. Nếu thực hiện rộng rãi, có thể giúp tiết kiệm hơn 100 tỷ giờ làm việc mỗi năm. Có thể thấy, với một xã hội hội số, định danh số cần thiết.

“Chúng ta có đầy đủ công nghệ, sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ. Việt Nam có đủ điều kiện để thực hiện định danh số”, ông nhấn mạnh thêm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.