Isaac Newton: Đứng trên vai những người khổng lồ

Isaac Newton: Đứng trên vai những người khổng lồ

Nguyễn Thị Thu Thảo

Nguyễn Thị Thu Thảo

Thứ 5, 09/02/2017 15:16

Isaac Newton, là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh. Ông được coi là một nhân vật chủ chốt trong cách mạng khoa học.

Tin cũ - Isaac Newton: Đứng trên vai những người khổng lồ

Isaac Newton sinh ngày 25/12/1642 và mất ngày 20/03/1727. Ông được đánh giá bởi nhiều học giả là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới.

Tin cũ - Isaac Newton: Đứng trên vai những người khổng lồ (Hình 2).

Ông nổi tiếng với nguyên lý vạn vật hấp dẫn và định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo.

Tin cũ - Isaac Newton: Đứng trên vai những người khổng lồ (Hình 3).

Cuốn Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên (Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica) của ông được xuất bản lần đầu tiên năm 1687 đã đặt nền móng cho cơ học cổ điển. Trong cuốn sách này, Newton đưa ra lý thuyết về vạn vật hấp dẫn và các định luật chuyển động, sau này được gọi là Định luật Newton.

Tin cũ - Isaac Newton: Đứng trên vai những người khổng lồ (Hình 4).

Trong quang học, Isaac Newton khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng trở thành nhiều màu khi đi qua lăng kính. Ông đã tạo ra kính viễn vọng phản xạ đầu tiên, khắc phục được nhiều nhược điểm về ảnh của kính viễn vọng khúc xạ. Trong toán học, ông và Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân.

Tin cũ - Isaac Newton: Đứng trên vai những người khổng lồ (Hình 5).

Isaac Newton đã từng nói: "Nếu tôi nhìn được xa hơn người khác, ấy là bởi đứng trên vai những người khổng lồ."

Ngân Hà (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.