Kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ được quốc hội Pháp thông qua

Kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ được quốc hội Pháp thông qua

Thứ 5, 23/03/2023 | 07:00
0
Kế hoạch xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân mới là khối công trình đầu tiên trong khuôn khổ dự án nhằm hồi sinh ngành công nghiệp hạt nhân của Pháp.

Ngày 21/3, với 402 phiếu thuận và 130 phiếu chống, Hạ viện Pháp đã thông qua kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ.

Động thái này diễn ra 1 ngày sau khi chính phủ vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm về kế hoạch cải cách chế độ hưu trí với tỉ lệ ủng hộ sít sao.

Tháng trước, kế hoạch đầu tư hạt nhân của Chính phủ Pháp, với trọng tâm là xây mới 6 lò phản ứng, đã vượt qua "ải" Thượng viện.

Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne nhấn mạnh việc quốc hội thông qua kế hoạch này là kết quả của sự hợp tác nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đảm bảo khả năng tự chủ năng lượng.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Agnès Pannier-Runacher nêu rõ mục tiêu của chính phủ là đưa Pháp trở thành một quốc gia lớn không phát thải carbon. Vị quan chức này nhấn mạnh rằng kế hoạch xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân mới là khối công trình đầu tiên trong khuôn khổ dự án nhằm hồi sinh ngành công nghiệp hạt nhân trong nước.

Theo Bộ trưởng Pannier-Runacher, trong cuộc chạy đua nhằm khôi phục ngành này, các thủ tục hành chính cần được điều chỉnh linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi kéo dài thời hạn sử dụng các lò phản ứng hạt nhân hiện có hoặc để xây dựng các công trình mới.

Cũng theo người đứng đầu Bộ Năng lượng Pháp, thông qua dự án xây mới 6 lò phản ứng hạt nhân, cơ quan chức năng đang triển khai một cuộc thử nghiệm khoa học và công nghiệp lớn nhất kể từ những năm 1970.

Trong dự án có tổng trị giá 52 tỷ euro (56 tỷ USD) này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đặt mục tiêu bắt đầu xây dựng lò phản ứng hạt nhân EPR2 thế hệ tiếp theo đầu tiên trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của ông vào tháng 5/2027.

Để ứng phó với khủng hoảng năng lượng, các quốc gia châu Âu đang thể hiện rõ nhu cầu “hồi sinh” điện hạt nhân dù trước đó đã có quyết định loại bỏ hoàn toàn hoặc lên lộ trình từ bỏ từng phần.

Đầu tháng 12 năm ngoái, Pháp đã tái khởi động dự án năng lượng hạt nhân ở Penly, Normandy. Theo Reuters, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cho rằng tất cả các nước công nghiệp lớn ở châu Âu, bao gồm cả các quốc gia đã đưa ra lựa chọn khác, sớm muộn cũng sẽ quay trở lại với năng lượng hạt nhân.

Pháp cũng là quốc gia có tỷ lệ sử dụng điện hạt nhân cao nhất EU (68,9%), với 56 trong số hơn 100 lò phản ứng có thể hoạt động. Đầu năm nay, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phát tín hiệu “xoay trục” khỏi các kế hoạch trước đó nhằm cắt giảm sự phụ thuộc của nước này vào năng lượng hạt nhân. Trước đó, Paris đặt mục tiêu cắt giảm năng lượng này xuống còn khoảng 50% vào năm 2035 so gần 70% sản lượng hiện nay.

Minh Hoa (t/h)

Tổng thống Macron tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Pháp

Thứ 4, 22/03/2023 | 15:51
Ông Macron sẽ bảo vệ những gì lẽ ra là một cuộc cải cách hàng đầu, đồng thời tìm kiếm động lực mới trong 4 năm còn lại của nhiệm kỳ 2 của mình.

Lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen cảnh báo Tổng thống Pháp Macron

Thứ 4, 22/03/2023 | 13:49
Nhiều nhà bình luận tin rằng bà Le Pen sẽ được hưởng lợi về mặt chính trị từ tình trạng hỗn loạn và phẫn nộ do chiến thuật của ông Macron gây ra.

Điều gì chờ đợi Tổng thống Pháp Macron sau bỏ phiếu bất tín nhiệm?

Thứ 3, 21/03/2023 | 13:08
Việc kiến nghị bất tín nhiệm đối với chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron không được thông qua khiến quốc hội và đường phố Pháp một lần nữa sôi sục.

Quốc hội Pháp bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của Tổng thống Macron

Thứ 2, 20/03/2023 | 22:28
Nếu chính quyền thua trong vòng bỏ phiếu tín nhiệm, ông Macron sẽ phải bổ nhiệm một chính phủ với Thủ tướng mới hoặc giải tán quốc hội, kích hoạt bầu cử sớm.
Cùng chuyên mục

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.