Keangnam định “mang dân... bỏ chợ”

Keangnam định “mang dân... bỏ chợ”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Vụ việc Ban quản lý tòa nhà KeangnamVina xin trả lại việc điều hành tòa nhà này cho UBND TP Hà Nội khiến nhiều người sử dụng chung cư ở Việt Nam hoang mang.

Họ lo lắng vì nếu Ban quản lý tòa nhà nào cũng xây xong, bán cho dân rồi không thích thì trả lại cho người khác theo kiểu "mang con bỏ chợ". Cũng may là việc làm này đã không thành do sự kiên quyết của các cơ quan chức năng.

Bất động sản - Keangnam định “mang dân... bỏ chợ”

Keangnam không thống nhất phí dịch vụ là 4.000 đồng/m2

Từ trước đến nay, việc thống nhất về mức thu phí quản lý của chủ tòa nhà này với các cư dân vẫn chưa bao giờ thực hiện được. Ban quản lý tòa nhà thì yêu cầu phải đóng 18.800 đồng/m2/tháng. Tuy nhiên, người dân cho rằng, họ áp dụng theo đúng quy định của thành phố về phí chung cư chỉ là 4.000 đồng/m2/tháng.

Nhà thu nhập thấp: Vừa ở vừa run

Thanh tra Chính phủ cho biết, hiện nay có nhiều dự án nhà ở cho người thu nhập thấp xây vượt quá quy định giới hạn 6 tầng, vi phạm Luật Nhà ở (theo Khoản a và b, Mục 1, Điều 47, Luật Nhà ở Việt Nam). Điển hình như hai dự án đã đưa vào sử dụng là Ngô Thị Nhậm (Hà Đông, Hà Nội) và Nguyễn Tri Phương (Đà Nẵng). Theo Luật nhà ở, khi chủ đầu tư xây vượt số tầng thì sẽ không được cấp sổ đỏ. Chính vì vậy, nhiều người dân mua nhà tại dự án Ngô Thị Nhậm lo sợ vì họ sẽ không thể làm được giấy chứng nhận sở hữu.

Sau khi đề xuất lên UBND TP Hà Nội về mức phí trên không được chấp nhận, Keangnam liền quay ngoắt lại, xin "thôi" quản lý tòa nhà và trả lại cho lãnh đạo TP. Chủ tòa nhà này cho rằng, với mức phí 4.000 đồng/m2/tháng, BQL sẽ "lỗ" nặng, mức phí chỉ đủ vận hành 20 chiếc cầu thang máy. Chính vì vậy, Keangnam-Vina xin giao lại công tác quản lý chung cư cho thành phố điều hành với mức phí 4.000 đồng/m2/tháng (bao gồm cả VAT) và sẵn sàng chuyển giao miễn phí công nghệ trong thời gian 2 tháng đối với công ty được thành phố lựa chọn.

Theo quyết định 08/2008 - BXD, mức phí vận hành chung cư sẽ do UBND tỉnh thành phố sở tại của chung cư quy định. Trên địa bàn Hà Nội, mức phí vận hành chung cư hiện nay được quy định tối đa là 4000đ/m2/tháng.

Theo quan sát của PV Người đưa tin, trong văn bản và trong thông báo dán ở trước khu vực thang máy ở hai sảnh A và B của tòa nhà, BQL Keangnam đã viện dẫn tới phí vận hành của hai chung cư cao cấp khác trên địa bàn Hà Nội là Golden west lake và Pacific place. Theo số liệu của họ, mức phí mà hai khu chung cư này đang áp dụng cũng cao gấp 4 - 5 lần so với mức 4000đ/m2/tháng theo quy định của UBND TP Hà Nội. Còn các "đại gia" cư dân trong tòa nhà thì cho rằng, họ đã bỏ ra cả chục tỉ bạc để mua phòng thì không lý gì lại tiếc vài trăm ngàn đồng để trả phí. Tuy nhiên, ông chủ tòa nhà phải công khai minh bạch tài chính cho người dân biết. Nếu chi phí vận hành với mức đóng góp là 4000đ không đủ thì người dân sẽ đóng góp thêm.

Việc trả lại chung cư này, khiến cho người dân băn khoăn về sự chuyên nghiệp và năng lực của BQL tòa nhà.

Không có cơ sở pháp lý để trả lại chung cư

Bất động sản - Keangnam định “mang dân... bỏ chợ” (Hình 2).

Ông Nguyễn Thế Hùng

Trước việc Keangnam đề nghị trả lại chung cư, ông Nguyễn Thế Hùng, giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: "Không có căn cứ pháp lý để Kengnam-Vina bàn giao lại chung cư và thành phố cũng không có căn cứ pháp lý nào để UBNDTP Hà Nội nhận lại tòa nhà này". Ông Hùng khẳng định, khi Keangnam đã được cho phép kinh doanh tòa nhà thì theo quy định của pháp luật, họ phải chịu trách nhiệm với dân từ đầu đến cuối dự án. Đây là việc hoàn toàn không thể chấp nhận được. Keangnam vẫn phải duy trì hoạt động của tòa nhà dù muốn hay không. Vị giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại, Keangnam đã nhận thức vấn đề và quay lại tiếp quản tòa nhà.

Lạc Thành (tổng hợp)


Cùng chuyên mục

Chủ tịch Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo xử lý “lùm xùm” tại KCN Mỹ Xuân A2

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:31
Liên quan những “lùm xùm” thời gian qua tại khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A2, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn trương làm rõ, xử lý nghiêm.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Kiên Giang: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chậm, nhất là các dự án giao thông, do chưa xử lý dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Phân khúc bất động sản hiếm hoi vẫn chìm đắm trong khó khăn

Thứ 5, 09/05/2024 | 21:00
Thị trường bất động sản vẫn đang tồn tại một dòng sản phẩm “đóng băng” từ năm này qua năm khác. Đó chính là condotel.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Kiên Giang: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chậm, nhất là các dự án giao thông, do chưa xử lý dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.