Kết luận

Kết luận "lượng tinh trùng nam giới toàn cầu giảm mạnh" gây tranh cãi

Thứ 3, 22/11/2022 | 06:00
0
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Human Reproductive Update về chất lượng tinh trùng nam giới trên toàn cầu đang gây nhiều tranh cãi.

Ngày 15/11, báo Guardian đưa tin một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Human Reproductive Update cho thấy “số lượng tinh trùng của nam giới trên toàn cầu đang giảm mạnh”.

Nghiên cứu trên là bản cập nhật nghiên cứu đã xuất bản năm 2017 và lần đầu tiên bao gồm số liệu của khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Á và châu Phi. 

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã xem xét gần 3.000 nghiên cứu về số lượng tinh trùng của nam giới được xuất bản trong thời gian từ năm 2014-2020. Nhóm nghiên cứu loại trừ những nghiên cứu chỉ tập trung vào nam giới vô sinh, những nghiên cứu chỉ chọn nam giới có số lượng tinh trùng bình thường và những nam giới có khuyết tật hoặc bệnh ở bộ phận sinh dục. Họ cũng chỉ chọn những nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Anh, những nghiên cứu có ít nhất 10 nam giới tham gia trở lên và số lượng tinh trùng của họ được đếm bằng máy đo.

Cuối cùng, có 38 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí này. Về tổng thể, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng số lượng tinh trùng giảm hơn 1% mỗi năm trong giai đoạn 1973-2018. Ở quy mô toàn cầu, trung bình lượng tinh trùng giảm 52% trong giai đoạn từ 1973-2018.

Khi các nhà nghiên cứu giới hạn phạm vi trong một số năm nhất định, họ phát hiện ra rằng tốc độ giảm sút số lượng tinh trùng dường như ngày càng tăng, từ trung bình 1,16% mỗi năm năm 1973 lên 2,64% mỗi năm từ sau năm 2020.

“Điều này thực sự đáng kể và tốc độ giảm đang tăng lên”, Giáo sư Hagai Levine từ Đại học The Hebrew University of Jerusalem, người chủ trì nghiên cứu cho biết.

Ở cấp độ dân số, số lượng tinh trùng trung bình giảm từ 104 triệu xuống 49 triệu trên mỗi mililit từ năm 1973 đến 2019. Số lượng tinh trùng được coi là bình thường khi ở mức trên 49 triệu/mililit.

Những kết luận trên đang gây tranh luận trong giới chuyên gia về khả năng sinh sản của nam giới.

Một bài báo được xuất bản trên tạp chí Fertility and Sterility sau đó đã đưa ra những lập luận chống lại nghiên cứu của Giáo sư Levine.

Bài báo cho rằng các kỹ thuật phân tích tinh dịch rất khác nhau, không có tiêu chuẩn hóa giữa các phòng thí nghiệm và các cải tiến diễn ra theo thời gian. Vì thế khó có thể so sánh số liệu trước đây với hiện nay. Ông Allan Pacey, Giáo sư nam khoa học tại Đại học Sheffield (Anh), hoài nghi về những nghiên cứu tổng hợp về số lượng tinh trùng lớn này.

"Việc đếm tinh trùng, ngay cả với kỹ thuật đo huyết cầu tiêu chuẩn vàng, thực sự rất khó. Tôi tin rằng theo thời gian, chúng ta đã tiến bộ hơn nhờ sự phát triển của các chương trình đào tạo và kiểm soát chất lượng trên khắp thế giới", ông Pacey nói.

Các nhà nghiên cứu khác cũng lập luận rằng sự suy giảm lớn, sâu rộng trong dài hạn được phát hiện trong các nghiên cứu của Giáo sư Levine không được thu thập trong các cuộc điều tra nhỏ hơn. Do vậy nghiên cứu này có thể không phải là đại diện chính xác cho những gì đang thực sự diễn ra.

Ví dụ, một nghiên cứu theo dõi chất lượng tinh dịch ở nam giới Copenhagen trên 15 tuổi từ năm 1996 - 2010 cho thấy số lượng tinh trùng tăng lên theo thời gian. Một nghiên cứu tương tự của Canada đã xem xét dữ liệu trong 12 năm từ 1984 - 1996 và không tìm thấy sự thay đổi nào về số lượng tinh trùng theo thời gian.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đồng tình với kết quả của nghiên cứu.

Cô Sarah Martins da Silva, chuyên gia y học sinh sản từ Đại học Dundee (Scotland), không tin sự khác biệt trong kỹ thuật đếm tinh trùng theo thời gian có liên quan ở đây.

Cô Silva tin rằng nghiên cứu mới này rất chính xác trong việc tính toán các biến số trong dữ liệu và kết quả khá nhất quán.

Đồng tác giả của nghiên cứu mới, bà Shanna Swan ở Trường Y khoa Mount Sinai Icahn tại thành phố New York (Mỹ), lưu ý rằng những phát hiện này có thể có ý nghĩa chung đối với sức khỏe của nam giới.

Vì vậy, nếu thực sự có một xu hướng chung là giảm số lượng tinh trùng thì đó có thể là dấu hiệu sớm thuộc các vấn đề về sức khỏe nam giới, cần cảnh báo.

Minh Hoa (t/h theo Tiền Phong, Tuổi Trẻ Online)

Nghiên cứu mới: Có thể giảm 10kg bằng cách ngủ thêm 1 tiếng mỗi ngày

Thứ 7, 26/02/2022 | 05:30
Một nghiên cứu của Mỹ chỉ ra, với những người thừa cân, việc kéo dài thời gian ngủ thêm 1,2 tiếng mỗi đêm có thể giúp họ giảm thêm 270 kcal mỗi ngày.

Loạt nghiên cứu mới mở ra hy vọng vắc-xin có thể "cản bước" Omicron

Thứ 7, 18/12/2021 | 09:00
Một loạt nghiên cứu mới chỉ ra rằng vắc-xin, đặc biệt là các mũi tiêm tăng cường có thể giúp bảo vệ con người khỏi những hậu quả xấu nhất của biến thể Omicron.

Nghiên cứu loại vắc-xin Covid-19 mới không cần bảo quản lạnh

Thứ 4, 08/09/2021 | 16:07
Loại vắc-xin Covid-19 đang được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu có khả năng chịu nhiệt với thành phần chính là virus từ thực vật hoặc vi khuẩn.

Nghiên cứu mới chỉ ra Covid-19 làm suy giảm lượng chất xám trong não

Thứ 5, 13/05/2021 | 13:14
Theo nghiên cứu này những bệnh nhân Covid-19 phải dùng máy thở hoặc bị sốt có thể gặp phải biến chứng thần kinh do khối lượng chất xám ở vùng não trước bị suy giảm.
Cùng chuyên mục

Vì sao nên ăn một lát gừng tươi vào mỗi sáng?

Thứ 5, 30/11/2023 | 07:00
Không chỉ là loại gia vị quen thuộc mà gừng còn có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ. Nếu sử dụng gừng đúng cách, cơ thể bạn sẽ nhận được vô vàn lợi ích.

Clip: Báo liều mình ngăn cản linh cẩu cướp mồi đầy kịch tính

Thứ 4, 29/11/2023 | 18:56
Trong môi trường hoang dã các con báo thường né tránh những cuộc đối đầu với linh cẩu, nhưng trong một số trường hợp, chúng sẵn sàng làm tất cả để đoạt lấy con mồi.

Mống mắt nằm ở vị trí nào, vì sao được thu thập làm dữ liệu căn cước?

Thứ 4, 29/11/2023 | 18:56
Mống mắt là một trong những thông tin sinh trắc học phục vụ cho dữ liệu căn cước mới. Vậy mống mắt là gì, vì sao được thu thập làm dữ liệu căn cước?

Đi ăn đêm cùng bạn gái, nam thanh niên bất ngờ bị đâm vật "lạ" vào mắt

Thứ 4, 29/11/2023 | 16:45
Nam thanh niên chở bạn gái đi ăn đêm về nhà, thấy một người đứng bên đường. Bất ngờ, người lạ đâm thẳng vật "lạ" vào mặt và xuyên qua hốc mắt.

Tại sao khi đi mua gạo nên mang theo 1 tờ giấy?

Thứ 4, 29/11/2023 | 15:34
Mang theo một tờ giấy khi đi mua gạo là mẹo hay mà không nhiều người biết.
     
Nổi bật trong ngày

Mống mắt nằm ở vị trí nào, vì sao được thu thập làm dữ liệu căn cước?

Thứ 4, 29/11/2023 | 18:56
Mống mắt là một trong những thông tin sinh trắc học phục vụ cho dữ liệu căn cước mới. Vậy mống mắt là gì, vì sao được thu thập làm dữ liệu căn cước?

Con bò "sành điệu", có tên rất lạ lại còn đắt ngang siêu xe, hơn 8 tỷ đồng

Thứ 4, 29/11/2023 | 08:40
Một con bò “sành điệu" và có hình dáng cân đối thu hút sự chú ý của nhiều người. Đặc biệt, khi nhắc đến giá đắt đỏ - 8 tỷ đồng ai cũng trầm trồ.

Vì sao khách sạn thường phục vụ buffet sáng miễn phí?

Thứ 4, 29/11/2023 | 07:00
Phục vụ buffet sáng miễn phí đi kèm với giá tiền phòng khách sạn là xu hướng phổ biến trên thế giới. Vậy vì sao các khách sạn lại làm điều này?

Tại sao khi đi mua gạo nên mang theo 1 tờ giấy?

Thứ 4, 29/11/2023 | 15:34
Mang theo một tờ giấy khi đi mua gạo là mẹo hay mà không nhiều người biết.

Vì sao nên ăn một lát gừng tươi vào mỗi sáng?

Thứ 5, 30/11/2023 | 07:00
Không chỉ là loại gia vị quen thuộc mà gừng còn có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ. Nếu sử dụng gừng đúng cách, cơ thể bạn sẽ nhận được vô vàn lợi ích.