Khả năng độc đáo của hệ thống phòng không MADIS trong việc “diệt gọn” UAV

Thứ 3, 28/01/2025 09:40

MADIS là một hệ thống phòng không tầm ngắn, di động, tiên tiến được thiết kế để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng từ UAV.

Thủy quân Lục chiến Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật với Hệ thống phòng không tích hợp MADIS tại thao trường Pohakuloa ở Hawaii vào ngày 25/1.

Cuộc tập trận này đánh dấu lần đầu tiên MADIS được khai hỏa trên một hòn đảo Hawaii kể từ khi được triển khai vào tháng 12 năm ngoái.

Trước đó, hệ thống đã trải qua nhiều tháng thử nghiệm và đánh giá hoạt động nghiêm ngặt, chứng tỏ "sự lợi hại" trong việc phát hiện, theo dõi, xác định và "diệt gọn" nhiều mối đe dọa trên không, đặc biệt là các máy bay không người lái (UAS/UAV/drone) trong môi trường có nhiều tranh chấp và năng động.

Khả năng độc đáo của hệ thống phòng không MADIS trong việc “diệt gọn” UAV- Ảnh 1.

Hệ thống phòng không tích hợp MADIS Mk1 khai hỏa vào một UAV nhỏ trong cuộc tập trận tại thao trường Pohakuloa ở Hawaii, ngày 25/1/2025. Ảnh: Defence Industry Europe

Thực tế, MADIS là một hệ thống phòng không tầm ngắn, di động, tiên tiến được thiết kế để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng từ UAV và các nền tảng trên không tầm thấp khác bằng cách phản ứng nhanh và linh hoạt trong việc triển khai nhiều loại đầu đạn.

MADIS bao gồm 2 biến thể riêng biệt được tích hợp trên xe chiến thuật hỗn hợp hạng nhẹ (JLTV): MADIS Mk1 và MADIS Mk2.

Mỗi biến thể được thiết kế để bổ sung cho nhau, cung cấp giải pháp phòng không nhiều lớp và có thể thích ứng, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị phòng không trên bộ (GBAD) của Thủy quân lục chiến Mỹ.

Khả năng độc đáo của hệ thống phòng không MADIS trong việc “diệt gọn” UAV- Ảnh 2.

Khai hỏa tên lửa Stinger từ Hệ thống phòng không tích hợp MADIS tại bãi thử Yuma, bang Arizona, ngày ngày 13/12/2023. Ảnh: Defense News

Khả năng độc đáo của hệ thống phòng không MADIS trong việc “diệt gọn” UAV- Ảnh 3.

Một nhóm các Hệ thống phòng không tích hợp MADIS chuẩn bị tham gia thử nghiệm tại bãi thử Yuma, bang Arizona, ngày 27/9/2023. Ảnh: Defense News

Mk1 bao gồm tên lửa Stinger phóng từ tháp pháo cho giao tranh tầm xa hơn, khả năng tác chiến điện tử (EW) đa chức năng, vũ khí bắn trực tiếp, quang điện tử hồng ngoại (EO/IR) và tên lửa Stinger vác vai cho các hoạt động riêng biệt.

Trong khi đó, MADIS Mk2 là biến thể được tối ưu hóa cho các hoạt động chống UAV, kết hợp khả năng tác chiến điện tử (EW) đa chức năng và hệ thống radar 360 độ để nhận thức đầy đủ tình huống.

Mk2 cũng bao gồm vũ khí bắn trực tiếp như súng XM914 30 mm, EO/IR và bộ thông tin liên lạc chỉ huy và kiểm soát (C2), giúp phối hợp và chỉ huy liền mạch giữa các đơn vị phân tán.

Điểm khác biệt là biến thể này có khả năng theo dõi và vô hiệu hóa các mối đe dọa từ UAV trong môi trường phức tạp của Thủy quân Lục chiến Mỹ, cung cấp thông tin tình báo thời gian thực và cho phép phản ứng tích hợp trên khắp chiến trường.

Mk1 và Mk2 tạo thành một cặp bổ sung cho nhau, và cùng nhau cung cấp giải pháp phòng không linh hoạt và cơ động cao cho Thủy quân Lục chiến Mỹ.

Khi nhánh này của quân đội "xứ cờ hoa" tiếp tục thích nghi với bối cảnh chiến tranh đang thay đổi, việc tích hợp các hệ thống tiên tiến như MADIS đảm bảo rằng các lực lượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và xa hơn nữa vẫn có khả năng ứng phó với các mối đe dọa trên không đang phát triển.

Sự thành công của sự kiện huấn luyện bắn đạn thât này nhấn mạnh tính linh hoạt và giá trị hoạt động của MADIS, đánh dấu đây là nền tảng cho thiết kế lực lượng tương lai và khả năng sẵn sàng hoạt động của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong môi trường an ninh toàn cầu ngày càng phức tạp và cạnh tranh.

Minh Đức (Theo Army Recognition, Breaking Defense)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.