Khắc phục được những thách thức lớn trong điều kiện dịch bệnh phức tạp

Thứ 2, 13/09/2021 | 19:24
0
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn một số hạn chế.

Những kết quả nổi bật

Chiều 14/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp tục chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh báo cáo về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội.

Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của Quốc hội khóa XIV, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan và các địa phương đã khắc phục những thách thức lớn trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp.  

Các bộ, ngành và địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có đánh giá khoa học, đầy đủ và khách quan làm cơ sở đề xuất chi tiết, đầy đủ nội dung đầu tư kèm theo các giải pháp cụ thể về cơ chế, chính sách trong khuôn khổ Chương trình MTQG.

Trong bối cảnh khó khăn về nguồn thu của ngân sách trung ương dẫn đến khó khăn trong việc cân đối ngân sách trung ương cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ vẫn chỉ đạo Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính dành ưu tiên cao nhất cho Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; có phương án cân đối hơn 50 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư và hơn 54 nghìn tỷ đồng vốn chi thường xuyên cho các dự án, tiểu Dự án của Chương trình theo đúng chủ trương đã được Quốc hội phê duyệt.

Sự kiện - Khắc phục được những thách thức lớn trong điều kiện dịch bệnh phức tạp

Toàn cảnh phiên họp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc cũng chỉ ra một số hạn chế:

Đầu tiên, mặc dù Ban Chỉ đạo Trung ương của Chương trình MTQG dân tộc và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được thành lập rất kịp thời, tuy nhiên hoạt động của Ban Chỉ đạo còn chậm. Cụ thể là việc chậm ban hành Quy chế hoạt động và Kế hoạch công tác năm 2021 của Ban chỉ đạo đã có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 1014 ngày 14/7/2020.

Đối với tồn tại này, Chính phủ đang tích cực triển khai các giải pháp cụ thể để tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo theo Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì, tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo chung cho cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia . Việc triển khai rà soát, xác định, cấu trúc lại hệ thống vận hành của Ban Chỉ đạo chung sẻ bảo đảm thu gọn đầu mối quản lý, chỉ đạo thống nhất, hạn chế sự cồng kềnh, chồng chéo, trùng lặp trong công tác quản lý chỉ đạo mà vẫn bảo đảm sự cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của các cơ quan tham mưu trong giúp việc và của từng Chương trình mục tiêu quốc gia.

Thứ 2, tiến độ chuẩn bị đầu tư Chương trình bị kéo dài hơn so với kế hoạch đề ra. Tới thời điểm báo cáo, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG dân tộc và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, hồ sơ thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi mới được trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Một số văn bản về cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng, đặc biệt là tiến độ xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương rất chậm dẫn đến những ảnh hưởng trong việc hoàn thành các thủ tục phê duyệt đầu tư Chương trình, tác động tới kế hoạch triển khai và chuẩn bị đầu tư của các địa phương.

Sự kiện - Khắc phục được những thách thức lớn trong điều kiện dịch bệnh phức tạp (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày báo cáo.

Thứ 3, nội dung Chương trình MTQG mang quan điểm đầu tư tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dẫn tới nhu cầu đầu tư thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là rất lớn. Các dự án, tiểu dự án và nội dung của Chương trình rất đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức triển khai trong khi quy mô các công trình, các nội dung chính sách lại nhỏ, được quy định với nhiều định mức, nhiều chính sách khác nhau dẫn tới những sự chậm chễ trong việc tổng hợp, xác định và cân đối nguồn lực cho nội dung ưu tiên, hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới những  hạn chế nêu trên, trong đó có ả.

Nhiệm vụ trong thời gian tới

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, Bộ trưởng Hầu A Lềnh nêu trong báo cáo: Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nặng nề do dịch bệnh tác động, Chính phủ sẽ tiếp tục kiên định thực hiện linh hoạt, hài hòa mục tiêu quyết liệt phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân kết hợp với ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt chăm lo thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gặp nhiều khó khăn, sớm hoàn thành phê duyệt Chương trình MTQG trong quý III/2021.

Do nhu cầu nguồn lực đầu tư cho phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021 - 2030 là rất lớn so với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội đã giao cho Chính phủ có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA để bổ sung nguồn lực cho việc thực hiện Chương trình. Tuy nhiên,với đặc thù hầu hết các địa phương thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là các tỉnh vùng dân tộc và miền núi gặp nhiều khó khăn trong việc tự cân đối ngân sách và phải phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách trung ương. Chính phủ kiến nghị với Quốc hội cho phép Chính phủ ban hành cơ chế cấp phát toàn bộ đối với nguồn vốn vay ODA cho các địa phương phụ thuộc từ 90% ngân sách trung ương trở lên.

Đồng thời, đề xuất cho phép Chính phủ điều chuyển kế hoạch phân bổ kinh phí đã được Quốc hội phê duyệt cho Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 thực hiện năm 2021 sang năm 2022; đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện năm 2022 được giao như kế hoạch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động triển khai nhiệm vụ liên quan đến nguồn vốn đầu tư công và Quyết định đầu tư Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 chưa được phê duyệt (dự kiến trong quý III/2021, tuy nhiên còn nhiều thủ tục về quy trình phân bổ để có thể triển khai khả thi tại các địa phương ngay trong năm 2021).

Sự kiện - Khắc phục được những thách thức lớn trong điều kiện dịch bệnh phức tạp (Hình 3).

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày báo cáo thẩm tra.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Theo đó, Thường trực HĐDT cơ bản thống nhất với báo cáo của Chính phủ và nhận thấy, Báo cáo của Chính phủ đã phản ánh những nội dung cơ bản về kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân triển khai thực hiện Chương trình.

Về kiến nghị của Chính phủ với Quốc hội, Thường trực HĐDT đề nghị Chính phủ Chính phủ có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, vốn xã hội hóa cho Chương trình theo Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội. Đề nghị Chính phủ làm rõ cơ sở, tính phù hợp cho kiến nghị với Quốc hội cho phép sử dụng cơ chế cấp phát toàn bộ đối với nguồn vốn vay ODA cho các địa phương phụ thuộc từ 90% ngân sách trung ương trở lên và áp dụng tỷ lệ cho vay lại 10% đối với các địa phương còn lại trong Chương trình. Thường trực HĐDT thống nhất với Chính phủ về đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin điều chuyển kế hoạch phân bổ kinh phí đã được Quốc hội phê duyệt cho Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 thực hiện năm 2021 sang năm 2022; đồng thời đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện năm 2022 được giao.

Về giải pháp trong năm 2022 và giai đoạn 2022 – 2025, để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14, Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội phù hợp, hiệu quả, Thường trực HĐDT đề nghị Chính phủ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong quản lý, điều hành, triển khai, kiểm tra, đánh giá, giám sát chương trình. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định, cơ chế, chính sách thực hiện chương trình. Thực hiện hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.

Thanh Lam

Việt Nam-Singapore trao đổi kinh nghiệm ứng phó đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế

Thứ 2, 13/09/2021 | 18:54
Ngày 13/09/2021, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã hội đàm trực tuyến với Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Singapore Chee Wee Kiong để trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp ứng phó đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.

Facebook hỗ trợ "đòi nợ thay" các doanh nghiệp mùa Covid

Thứ 2, 13/09/2021 | 14:09
Nếu không có chương trình hỗ trợ của Facebook, các doanh nghiệp này sẽ phải đợi hàng tuần, thậm chí là hàng tháng, để nhận được thanh toán từ khách hàng. 

Thanh Hóa: Ghi nhận 1 ca nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng tại Tp.Sầm Sơn

Thứ 2, 13/09/2021 | 15:00
Ca nhiễm ngoài cộng đồng này có yếu tố dịch tễ liên quan tới ca nhiễm Covid-19 tại xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Cùng tác giả

Cảnh báo 6 lỗ hổng nghiêm trọng trong sản phẩm Microsoft

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:59
Trong 6 lỗ hổng mới tồn tại ở sản phẩm Microsoft thì có tới 5 lỗ hổng sau khi khai thác thành công, hacker có thể tấn công thực thi mã từ xa.

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:06
Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

ĐBQH: Cấm tuyệt đối lái xe khi có nồng độ cồn là cần thiết

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:11
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, quy định cấm tuyệt đối lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn là cần thiết. Tuy nhiên, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Đau bụng, đi tiêu ra máu đi khám phát hiện ung thư đại tràng

Thứ 4, 27/03/2024 | 11:30
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Bộ Y tế nói gì việc bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe?

Thứ 3, 26/03/2024 | 18:42
Bộ Y tế đã ban hành quyết định công bố bãi bỏ 12 thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục về cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe...
Cùng chuyên mục

Trình Quốc hội dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trên 25.000 tỷ

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:00
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành giai đoạn 1 có chiều dài 128,8 km sẽ được đầu tư theo phương thức PPP, quy mô 4 làn xe.

HĐND Tp.Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:00
Tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND Tp.Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảnh báo 6 lỗ hổng nghiêm trọng trong sản phẩm Microsoft

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:59
Trong 6 lỗ hổng mới tồn tại ở sản phẩm Microsoft thì có tới 5 lỗ hổng sau khi khai thác thành công, hacker có thể tấn công thực thi mã từ xa.

Phấn đấu hoàn thành dự án đường dây 500kV mạch 3 theo đúng tiến độ

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:44
UBND tỉnh Nghệ An đề nghị chỉ đạo nhà thầu tập trung cao độ thi công các vị trí đã bàn giao, nhất là các vị trí móng cột, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Phó Thủ tướng chỉ đạo việc hoàn thiện đề án "siêu cảng" Cần Giờ

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:10
Nếu được xây dựng, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt tạm giam nữ giám đốc Trung tâm khách hàng cá nhân MSB Thanh Xuân

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:13
Công an Tp.Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh - Giám đốc Trung tâm khách hàng cá nhân MSB Thanh Xuân với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

TikToker tố "bị đuổi vì ngồi xe lăn": Vi phạm nguyên tắc ứng xử chung

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Đại diện Sở TT&TT Hà Nội cho biết, nam TikToker đã vi phạm 2/4 nguyên tắc ứng xử chung là tôn trọng tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm về các hành vi ứng xử.

HĐND Tp.Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:00
Tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND Tp.Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Không có giới hạn cho sự sáng tạo đối với tác phẩm thông tin đối ngoại

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:37
Sau 10 năm ra đời, Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại tiếp tục là diễn đàn uy tín cho mọi công dân Việt Nam và nước ngoài có tấm lòng yêu mến Việt Nam.

Bắt đầu Tuần lễ sản phẩm Thái Lan tại Quảng Ninh

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:22
Trong 4 ngày, người dân địa phương và du khách tham dự Tuần lễ sản phẩm Thái Lan tại Quảng Ninh được thưởng thức nhiều món ăn, đồ uống đặc trưng của nước bạn.