Khắc phục những bất cập sau 16 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ

Khắc phục những bất cập sau 16 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ

Thứ 5, 21/10/2021 | 17:49

Chiều 21/10, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trình bày tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT).

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, SHTT là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vì tài sản trí tuệ có giá trị lớn trong nền kinh tế tri thức, là nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh và là công cụ cạnh tranh hiệu quả của doanh nghiệp và nền kinh tế. Trải qua 16 năm thi hành từ khi được ban hành năm 2005 đến nay, Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huy vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật đối với loại tài sản đặc biệt này.

Tuy nhiên, bối cảnh phát triển hiện nay đã có nhiều thay đổi so với năm 2005. Việt Nam không còn thuần túy là nước “sử dụng tài sản trí tuệ” mà đang chuyển mạnh sang là nước tạo ra tài sản này phục vụ cho mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

“Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ vào năm 2009 và 2019 không đáng kể, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cũng như chưa đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tiêu điểm - Khắc phục những bất cập sau 16 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ

Phiên làm việc chiều ngày 21/10.

Điều này đã được thể hiện trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nêu.

Theo Bộ trưởng, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện pháp luật về SHTT; kế thừa giá trị của các văn bản pháp luật đã được ban hành; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể gồm người sáng tạo, bên sử dụng, công chúng thụ hưởng.

Bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong sáng tạo văn học, nghệ thuật, KH&CN, tiếp cận các giá trị văn hóa, nghệ thuật, khoa học và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó; khuyến khích tổ chức, cá nhân sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu trong các lĩnh vực; bảo hộ quyền SHTT theo quy định tại Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật.

Khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn 16 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành…

Tiêu điểm - Khắc phục những bất cập sau 16 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ (Hình 2).

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 232 điều.

Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng khẳng định Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi Luật với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Các tài liệu trong Hồ sơ dự án Luật đã đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2.

Về cơ bản, nội dung của dự thảo Luật đã đáp ứng cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, nhất là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA.

Tiêu điểm - Khắc phục những bất cập sau 16 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ (Hình 3).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng.

Ủy ban Pháp luật đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến về một số nội dung lớn liên quan đến dự án Luật về: Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; việc thu hẹp phạm vi xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; các nội dung cụ thể liên quan đến từng nhóm vấn đề về sở hữu công nghiệp; về quyền tác giả, quyền liên quan; về quyền đối với giống cây trồng.

Thanh Lam

ĐBQH: Tăng trưởng GDP năm 2022 khó đạt 6-6,5%

Thứ 5, 21/10/2021 | 17:07
Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường, khi lựa chọn “sống chung an toàn với dịch”, nền kinh tế không thể "mở toang" ra được mà cần phải có lộ trình nên GDP khó tăng nhanh.

Vì sao Hà Nội thận trọng mở cửa trường, đón học sinh đi học trở lại?

Thứ 5, 21/10/2021 | 13:39
Đã gần hết tháng 10 nhưng gần 3 triệu trẻ nhỏ ở Hà Nội chưa được tiếp cận với vắc-xin, tỉ lệ giáo viên được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin cũng rất thấp.

Chất vấn đúng và trúng các vấn đề trọng tâm mà cử tri cả nước quan tâm

Thứ 4, 20/10/2021 | 11:26
“Chúng ta dần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng kể lại chuyện thanh tra "không làm tròn trách nhiệm"

Thứ 5, 08/06/2023 | 09:54
Đây là thừa nhận của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng khi trả lời ĐBQH về các sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động đăng kiểm thời gian vừa qua.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trả lời về BOT, ĐBQH nói "không thuyết phục với cử tri địa phương”

Thứ 4, 07/06/2023 | 19:22
Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, ĐBQH nêu vấn đề, còn nhiều dự án BOT trên cả nước vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Bộ trưởng KH&CN trả lời rất cầu thị

Thứ 4, 07/06/2023 | 18:24
Các ĐBQH mong Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, đánh giá khách quan về thực trạng nghiên cứu và ứng dụng KH&CN của Việt Nam.

Bộ trưởng GTVT: “Đi ngược đi xuôi” cũng không đăng kiểm được

Thứ 4, 07/06/2023 | 17:33
Bộ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh, vụ việc xảy ra trong hoạt động đăng kiểm vừa qua hết sức nghiêm trọng, gây ra hệ lụy rất lớn.

Quả vải Bắc Giang sắp không còn phải vào tận Tp.HCM để chiếu xạ

Thứ 4, 07/06/2023 | 14:48
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, chúng ta đã đàm phán thành công với phía Mỹ, sắp tới quả vải Bắc Giang sẽ được chiếu xạ ở miền Bắc thay vì phải phải đưa vào Tp.HCM.
Cùng chuyên mục

Chính phủ nhận khuyết điểm vì chương trình mục tiêu quốc gia chậm

Thứ 4, 07/06/2023 | 09:50
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận khuyết điểm trước Quốc hội, trước bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc quản lý, cung ứng điện của EVN

Thứ 4, 07/06/2023 | 06:51
Thủ tướng giao Bộ Công Thương thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN từ 1/1/2021 đến 1/6/2023.

“Lạm phát có 3,15% mà lãi suất huy động đến 9% thì vô lý”

Thứ 2, 05/06/2023 | 18:21
Theo Chủ tịch Quốc hội, phải làm sao khi Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sửa xong thì các tổ chức tín dụng hoạt động một cách đàng hoàng, công khai, minh bạch.

Kỳ vọng mới vào sự tham gia của Hội Luật gia trong bảo vệ môi trường

Thứ 6, 02/06/2023 | 10:54
Ngày 2/6, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên Hội Luật gia tỉnh Hải Dương.

EVN gặp khó, chuyển điện khí Ô Môn 3 và 4 sang PVN làm chủ đầu tư

Thứ 3, 30/05/2023 | 11:31
Do tình hình khó khăn của EVN, các bộ, ngành kiến nghị Thủ tướng đồng ý chuyển 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 bị chậm tiến độ sang cho PVN làm chủ đầu tư.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc quản lý, cung ứng điện của EVN

Thứ 4, 07/06/2023 | 06:51
Thủ tướng giao Bộ Công Thương thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN từ 1/1/2021 đến 1/6/2023.

Chính phủ nhận khuyết điểm vì chương trình mục tiêu quốc gia chậm

Thứ 4, 07/06/2023 | 09:50
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận khuyết điểm trước Quốc hội, trước bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi.