Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi lưu giữ 700 hiện vật quý hiếm, độc đáo

Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi lưu giữ 700 hiện vật quý hiếm, độc đáo

Đinh Lạc Thành

Đinh Lạc Thành

Thứ 6, 19/06/2020 14:21

Bảo tàng Báo chí Việt Nam sưu tầm được trên 20 nghìn hiện vật, tài liệu. Trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm hứa hẹn sẽ thu hút công chúng tham quan.

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Bảo tàng được xây dựng theo đề án do Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện, bao gồm 03 dự án thành phần là: Dự án Trưng bày Bảo tàng, Dự án Sưu tầm hiện vật và tài liệu, Dự án Tuyển dụng và đào tạo Nhân sự bảo tàng.

Văn hoá - Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi lưu giữ 700 hiện vật quý hiếm, độc đáo

Lễ cắt băng khai trương trưng bày Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Tham dự buổi khai trương trưng bày bảo tàng có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; cùng đại diện các bộ, ban ngành Trung ương.

Văn hoá - Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi lưu giữ 700 hiện vật quý hiếm, độc đáo (Hình 2).

Ông Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Xuất phát từ ý tưởng tâm huyết giữ gìn, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam với ba dự án thành phần: Dự án trưng bày bảo tàng; dự án sưu tầm hiện vật và tài liệu; dự án tuyển dụng và đào tạo nhân sự bảo tàng.

Tại buổi lễ, ông Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam mong rằng, trong thời gian tới bảo tàng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành.

Trong lần khai trương này, bảo tàng đã sưu tầm được trên 20 nghìn hiện vật, tài liệu. Trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày. 

Nội dung trưng bày tại Bảo tàng bao gồm 5 phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Các không gian trưng bày được bố trí trên diện tích gần 15.000 m2 và được trưng bày bằng giải pháp đồ họa trên đai vách, bằng hiện vật, tư liệu gốc và phục chế trong tủ, bục, giá, kệ, trục quay… thông qua các giải pháp công nghệ phát thanh - truyền hình - số hóa để phục vụ tối đa nhu cầu công chúng đến với bảo tàng.

“Với quyết tâm trưng bày chủ yếu hiện vật gốc, chúng tôi đã có khoảng 90% là bản gốc. Tuy nhiên, các hiện vật phục chế chủ yếu là ở giai đoạn 1925-1945, vì giai đoạn này việc lưu giữ lại một tờ báo cách mạng là rất khó khăn. Bên cạnh đó, Bảo tàng Báo chí ra đời muộn, nên nhiều tư liệu gốc đã được các bảo tàng lớn sưu tầm được, vì vậy chúng tôi chỉ có cách xin bản gốc về để phục chế lại”, nhà báo Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia sẻ.

Chia sẻ thêm về hành trình thu thập và sưu tầm hiện vật, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Trong 3 năm qua, ngay từ khi ra đời, Bảo tàng đã tích cực nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, khai thác một cách có hệ thống, khoa học các di sản báo chí để lại nhằm hoàn thành bước đầu không gian trưng bày, đáp ứng nguyện vọng bao lâu nay của nhiều nhiệm kỳ Ban chấp hành hội Nhà báo Việt Nam cũng như đông đảo các nhà báo và công chúng trên cả nước. Tới đây, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung các nội dung trưng bày với những hiện vật, tư liệu đại diện cho nền báo chí hoà bình, nhân văn và tiến bộ, truyền tải sinh động, hấp dẫn, hiệu quả những thông điệp từ quá khứ, kêu gọi nhắc nhớ để những người làm báo hôm nay và mai sau...”.

Một số hình ảnh tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam:

Văn hoá - Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi lưu giữ 700 hiện vật quý hiếm, độc đáo (Hình 3).

Mỗi hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đều là một câu chuyện lịch sử với cách trưng bày sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại.

Văn hoá - Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi lưu giữ 700 hiện vật quý hiếm, độc đáo (Hình 4).

 Bảo tàng Báo chí Việt Nam, thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia nằm tại Tòa nhà Hội nhà báo Việt Nam, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn hoá - Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi lưu giữ 700 hiện vật quý hiếm, độc đáo (Hình 5).

Bảo tàng có trên 20.000 hiện vật, tài liệu được tập hợp và bảo quản. Trong số đó, trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày.

Văn hoá - Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi lưu giữ 700 hiện vật quý hiếm, độc đáo (Hình 6).

Bảo tàng đưa người xem đi theo 5 giai đoạn nổi bật của nền báo chí Việt Nam. Giai đoạn với những dấu mốc đầu tiên 1865-1925, giai đoạn 1925-1945, Báo chí chiến khu giai đoạn 1945-1954, Làm báo dưới hầm giai đoạn 1954-1975, Báo chí đổi mới cùng đất nước giai đoạn 1975 đến nay.

Văn hoá - Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi lưu giữ 700 hiện vật quý hiếm, độc đáo (Hình 7).

Tiếp cận với xu hướng xây dựng bảo tàng hiện đại, Bảo tàng Báo chí Việt Nam cũng triển khai theo hướng trưng bày ảo. Hệ thống công nghệ màn hình tại khu vực trưng bày của báo điện tử sẽ công chiếu 26 bộ phim giới thiệu về lịch sử báo chí và các nhà báo tiêu biểu của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.