Tp.HCM:

Tp.HCM: "Khai tử" sổ hộ khẩu giấy, tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 ra sao?

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 7, 11/02/2023 | 18:54
0
Nhiều phụ huynh băn khoăn, từ đầu năm 2023, khi sổ hộ khẩu chính thức “khai tử” sẽ ảnh hưởng đến việc tuyển sinh vào các lớp đầu cấp.

Phụ huynh băn khoăn 

Có con chuẩn bị vào lớp 1, chị Tuyết Hạnh, ngụ quận Tân Phú, Tp.HCM khá lúng túng trước quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức hết giá trị sử dụng từ đầu năm 2023 theo Luật Cư trú.

Bởi theo chị Hạnh tìm hiểu, những năm trước, việc phân tuyến cho trẻ vào trường tiểu học căn cứ trên địa chỉ thường trú, tạm trú trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú của gia đình.

“Khi đi làm thủ tục nhập học cho con, nhà trường yêu cầu nộp bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú có công chứng. Như vậy, sắp tới không biết con tôi sẽ được phân tuyến dựa trên căn cứ nào và phụ huynh cần chuẩn bị giấy tờ gì để chứng minh nơi cư trú và làm thủ tục nhập học cho con?”, chị Tuyết Hạnh băn khoăn.

Trước khi mua nhà lấy vợ từ năm 2013, anh Trần Minh Đức, ở quận Phú Nhuận, Tp.HCM đã quan tâm đến yếu tố tìm trường học cho con. Anh Đức chấp nhận ở khu vực trung tâm, giá nhà và mọi chi phí đắt đỏ để con được học trường tốt. Chính cuốn sổ hộ khẩu tại địa bàn là tấm "lệnh bài" bảo đảm cho con anh vào học ở ngôi trường mong muốn ngay cạnh nhà.

"Sắp tới con tôi một cháu vào lớp 1, một cháu vào lớp 6. Nếu theo cách xét sổ hộ khẩu như trước đây hai cháu đều sẽ vào học trường gần nhà, không có gì phải lăn tăn. Nhưng, bây giờ bỏ sổ hộ khẩu, tôi không biết con mình sẽ vào học ở trường nào, không biết các cháu sẽ đi đâu?", anh Đức đặt câu hỏi.

Nhiều phụ huynh cũng cho rằng, sổ hộ khẩu chính là cách "chắc ăn" nhất để học sinh được xét tuyển đúng tuyến, là cơ sở quan trọng để các địa bàn phân tuyến trường học cho học sinh. Vì thế, việc "khai tử" sổ hộ khẩu làm nhiều phụ huynh, nhất là những gia đình có hộ khẩu ngay tại các khu vực trường điểm lo lắng cho việc tuyển sinh của con, thậm chí lo ngại việc chạy trường, học trái tuyến.

Vẫn tuyển sinh căn cứ nơi cư trú

Ông Phan Sĩ Đạt, Trưởng phòng GD&ĐT quận Tân Phú cho biết, quy định mới của Luật Cư trú về cơ bản không ảnh hưởng đến việc tuyển sinh đầu cấp của các địa phương. Bởi sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú bằng giấy hết hiệu lực nhưng việc cư trú của công dân vẫn được quản lý bằng hình thức số hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc theo căn cước công dân gắn chip.

Bên cạnh đó, mỗi học sinh được quản lý theo mã số định danh, trong đó có thông tin nơi cư trú. Như vậy, bỏ sổ hộ khẩu chỉ là đơn giản hóa thủ tục giấy tờ hành chính, còn việc tuyển sinh đầu cấp tại các quận, huyện vẫn trên cơ sở phân tuyến theo nơi cư trú của học sinh.

Theo ông Phan Sĩ Đạt, thông thường trước các kỳ tuyển sinh đầu cấp, các phường sẽ tổ chức rà soát, thống kê danh sách trẻ đến tuổi đi học, sau đó gửi về Phòng GD&ĐT.

Căn cứ vào danh sách này và số chỗ học của các trường tiểu học, hội đồng tuyển sinh của quận sẽ thực hiện phân tuyến và công bố danh sách phân tuyến về phường để địa phương phát giấy gọi học sinh đến trường.

Đối với học sinh vào lớp 6, các trường tiểu học sẽ căn cứ vào danh sách phân tuyến của hội đồng tuyển sinh để chủ động chuyển hồ sơ học sinh lớp 5 về các trường THCS theo đúng tuyến. Sau đó, các trường THCS công bố danh sách học sinh trúng tuyển vào trường.

Giáo dục - Tp.HCM: 'Khai tử' sổ hộ khẩu giấy, tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 ra sao?
Công tác tuyển sinh đầu cấp tại Tp.HCM sẽ đẩy mạnh điều tra thực tế để phân tuyến phù hợp.

Tại quận Tân Phú, việc tuyển sinh đầu cấp đã được thực hiện trực tuyến 3 năm qua nên việc bỏ sổ hộ khẩu giấy không ảnh hưởng đến quy trình này. Khi nhận giấy gọi vào học lớp 1, phụ huynh căn cứ vào đó để thực hiện đăng ký tuyển sinh trực tuyến.

“Quận sẽ phân bổ số lượng học sinh các lớp đầu cấp vào các trường theo nguyên tắc trẻ vào trường cùng phường hoặc phường lân cận sao cho thuận tiện nhất và đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ đang cư trú trên địa bàn. Khi bỏ sổ hộ khẩu thì phụ huynh làm thủ tục nhập học không cần nộp sổ hộ khẩu mà chỉ cần giấy xác nhận cư trú do công an xã, phường cấp”, ông Phan Sĩ Đạt hướng dẫn.

Quan trọng nhất là khâu điều tra thực tế

Là địa bàn phức tạp về dân số cơ học, đại diện Phòng GD&ĐT Tp.Thủ Đức cho biết, việc bỏ hộ khẩu không có nghĩa là tuyển sinh tự do mà vẫn phải căn cứ nơi cư trú thực tế. Do đó, sắp tới khi ban hành kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2023-2024, Tp.Thủ Đức sẽ có những quy định cụ thể.

Trong đó, người dân có nhiều nơi cư trú khác nhau thì phải lựa chọn 1 nơi cư trú để xác nhận trên phần mềm đăng ký tuyển sinh. Hiện nay, Tp.Thủ Đức và các quận, huyện đều thực hiện tuyển sinh trực tuyến và căn cứ theo địa chỉ người dân đang ở trên thực tế.

Như vậy, không chỉ căn cứ mã số định danh của học sinh mà còn căn cứ vào căn cước công dân của phụ huynh, vào tình trạng gia đình của học sinh. Chẳng hạn, tùy hoàn cảnh gia đình mà học sinh ở chung với ba hoặc mẹ, hoặc người giám hộ. Hoặc có tình trạng người dân sau khi có kế hoạch tuyển sinh mới đề nghị thay đổi chỗ ở.

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng phòng GD&ĐT Tp.Thủ Đức chỉ ra, một số trường hợp ở tỉnh lân cận cố tình nhập nơi cư trú để con được học ở Tp.HCM gây quá tải ở một số địa bàn giáp ranh. Với các trường hợp này, cần căn cứ trên điều tra thực tế của phường và giải quyết sau khi hoàn tất đợt tuyển sinh.

“Sắp tới, các phường, tổ dân phố sẽ tập trung điều tra thông tin cư trú theo địa bàn dân cư, trong đó chủ yếu là xác định thông tin của gia đình có con em chuẩn bị vào lớp 1. Còn lớp 6 chủ yếu vẫn phân tuyển dựa trên trường tiểu học mà các em đang học, trừ một số trường hợp phát sinh thêm”, ông Nguyên cho hay.

Còn ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Tân cũng nhấn mạnh, công tác điều tra cư trú và nhập liệu là quan trọng nhất, còn giấy tờ chỉ là hình thức chứ không ảnh hưởng đến việc tuyển sinh.

Về cơ bản, công việc của đội ngũ chuyên trách giáo dục ở địa phương hằng năm không thay đổi, đó là làm công tác điều tra trước tuyển sinh và tiếp tục làm công tác phổ cập để đảm bảo tỉ lệ nhập học sau tuyển sinh.

“Địa phương cần xác minh thời gian cư trú thực tế để có sự phân tuyến phù hợp. Bởi có những trường hợp khai là cư trú dài hạn nhưng thực tế mới chuyển đến nơi cư trú ngay trước thời điểm tuyển sinh thì quận rất khó sắp xếp trường học theo tuyến. Do đó, với các trường hợp phát sinh này, các phòng GD&ĐT đề nghị Sở GD&ĐT Tp.HCM có hướng dẫn cụ thể”, ông Tuyên đề nghị.

Hà Nội: Công bố thời gian tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 và 10

Thứ 3, 19/04/2022 | 16:23
Theo đó kỳ thi vào 10 sẽ diễn ra vào tháng 6, thời gian tuyển sinh đối với lớp 1 và 6 triển khai trong tháng 7.
Cùng tác giả

Giá hồ tiêu xu hướng tăng, thận trọng quy hoạch vùng trồng

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:30
Khi giá hồ tiêu duy trì ở mức cao, người nông dân phấn khởi nhưng việc mở rộng diện tích trồng nông sản này cần đánh giá cẩn thận để tránh biến động thị trường.

Tp.HCM cảnh báo tội phạm mua bán người sau vụ 2 bé gái bị bắt cóc

Thứ 6, 12/04/2024 | 06:31
Công an Tp.HCM thực hiện thống kê, lập danh sách các đối tượng liên quan đến tội phạm mua bán người trên địa bàn để tăng cường nắm tình hình.

Tp.HCM xử lý vi phạm hành chính đối với 24 dự án chậm cấp sổ hồng

Thứ 5, 11/04/2024 | 22:06
Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện có 30.061 căn hộ đủ điều kiện cấp sổ hồng nhưng chủ đầu tư và người mua nhà chưa nộp hồ sơ.

Tp.HCM tăng cường xử lý "xe dù, bến cóc" dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 11/04/2024 | 21:55
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận tải và đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5.

Tháo gỡ điểm nghẽn để ngành mía đường phát triển ổn định

Thứ 6, 05/04/2024 | 16:01
Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh chênh lệch nhu cầu và nguồn cung.
Cùng chuyên mục

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh hội đồng dã man nữ sinh

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:49
Cơ quan chức năng đã có kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh và xúc phạm nữ sinh N.T.H.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:18
Việc đăng ký thử nhằm giúp các thí sinh tập dượt, làm quen với việc đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến, từ đó hạn chế các sai sót, nhầm lẫn...
     
Nổi bật trong ngày

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2024: Hôm nay trời dịu mát hay nắng nóng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (23/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.