Khẩn cấp thực hiện biện pháp lâu dài “cứu sống” không khí Thủ đô

Khẩn cấp thực hiện biện pháp lâu dài “cứu sống” không khí Thủ đô

Lê Thị Liên
Thứ 5, 03/10/2019 | 06:45
1
Các chuyên gia môi trường cho biết, cần phải thực hiện quyết liệt những giải pháp đã đề ra trước đó để "cứu" không khí Hà Nội đang bị ô nhiễm.

Những ngày qua, TP.Hà Nội luôn ở tình trạng ô nhiễm bụi tăng cao, nhiều ngày ở mức kém, trong đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 là chủ yếu, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, đặc biệt là người già và trẻ em.

Nguyên nhân chủ yếu được Hà Nội đưa ra do: Khí thải từ ô tô xe máy, người dân đun bếp than tổ ong, việc phá dỡ công trình, mùi hôi thối của hệ thống thoát nước, trại chăn nuôi gia súc gia cầm chưa đạt chuẩn, đốt rơm rạ, do thời tiết thay đổi… Đặc biệt, mật độ dân cư, cơ sở hạ tầng dày đặc và giao thông ùn tắc là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bầu không khí tại trung tâm Thủ đô Hà Nội hiện nay kém.

Môi trường - Khẩn cấp thực hiện biện pháp lâu dài “cứu sống” không khí Thủ đô

Không khí ô nhiễm nặng khiến người dân hết sức lo ngại.

Trước đó, các chuyên gia môi trường và lĩnh vực khác đều đặt vấn đề, TP. Hà Nội cần sớm điều tra, đánh giá cụ thể, có biện pháp để giải quyết vấn đề nghiêm trọng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều giải pháp vẫn đi vào ngõ cụt.

Môi trường - Khẩn cấp thực hiện biện pháp lâu dài “cứu sống” không khí Thủ đô (Hình 2).

PGD.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ sinh học – Đại học Bách khoa Hà Nội) 

 PGD.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ sinh học – Đại học Bách khoa Hà Nội): Lỗi quy hoạch 

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh nhận định, thông tin khuyến cáo người dân đeo khẩu trang chỉ là giải pháp ngắn hạn.

"Theo tôi, nguyên nhân chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến ô nhiễm bụi là tăng mật độ dân cư bừa bãi, không có quy hoạch, tổ chức. Dân cư đông dẫn đến các vấn đề khác tăng cao từ cơ sở hạ tầng đến ùn tắc giao thông, từ xe máy, ô tô kéo theo rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Hiện tại, một chung cư với diện tích hơn 60m2, 35 tầng đã có hàng nghìn người ở, thì sức ép dân cư như vậy ô nhiễm nặng là đúng", PGD.TS. Nguyễn Duy Thịnh chỉ ra nguyên nhân.

Cũng theo ông Thịnh, Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa, không nên thu hút đầu tư kinh tế nhiều. "Việc phải làm là điều chỉnh mật độ dân cư, đáng lẽ phải làm từ lâu không thể đợi đến bây giờ, còn làm bây giờ thì phải kiên quyết.

Chúng ta nên giảm thiểu bằng cách di dời cơ sở hạ tầng sang các tỉnh lân cận (Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam,…), từ đó kéo theo dân cư cũng di dời theo vì cuộc sống mưu sinh. Tôi đề nghị làm quyết liệt", ông Thịnh nhấn mạnh.

Cạnh đó, ông Thịnh cho rằng việc di dời trường đại học, bệnh viện ra ngoại đô là cần làm, tuy nhiên phải có kinh phí hỗ trợ, có quỹ hỗ trợ. Nếu đơn vị nào không thực hiện nghiêm chỉnh thì phải áp dụng pháp luật xử lý nghiêm.

Môi trường - Khẩn cấp thực hiện biện pháp lâu dài “cứu sống” không khí Thủ đô (Hình 3).

Ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam

Ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam: Chúng ta phải tỏ rõ sự quyết tâm trong việc giải quyết ô nhiễm không khí tại Thủ đô

Theo ông Tùng, ô nhiễm không khí do bụi mịn hiện nay tại TP. Hà Nội ở mức rất kém, một phần nguyên nhân là do đốt rơm rạ tại các cánh đồng ngoại thành góp phần ô nhiễm không khí nặng hơn. Chính vì thế, Hà Nội cần có giải pháp cho việc này.

Một phần nguyên nhân do khói bụi từ việc ùn tắc các phương tiện giao thông. Toàn Thủ đô đang có đến 6,6 triệu phương tiện, trong đó xe máy là  5,7 triệu chiếc thải khói ra môi trường mỗi ngày.

Khi tắc đường kéo dài, động cơ xe vẫn phải hoạt động liên tục khiến cho lượng khí thải phát ra lớn hơn. Lượng khí thải này bao phủ trong phạm vi chật hẹp nên người dân hít phải nhiều khí độc.

"Việc cấm xe máy, cũng như di dời các cơ sở hạ tầng chúng ta không thể làm ngày một ngày hai  được, cần có lộ trình cụ thể", ông Tùng cho hay.

Ngoài ra, ông Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh: “Để hạn chế ô nhiễm không khí, lực lượng chức năng của Hà Nội nên tăng cường kiểm soát chất lượng xe tham gia giao thông; đẩy nhanh việc cấm phương tiện cá nhân vào nội đô, thay thế dần bằng xe đạp và phương tiện công cộng để giảm thiểu ô nhiễm; thay thế xăng A92 bằng xăng E5. Bên cạnh đó, ngành giao thông Thủ đô cũng nên tăng số lượng cầu vượt nhằm tránh ùn tắc; và tổ chức lại vấn đề lấn chiếm vỉa hè, để khuyến khích người dân đi bộ.

Chúng ta phải tỏ rõ sự quyết tâm cũng như đồng thuận của người dân trong vấn đề chung tay giảm thiểu ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung".

Trên thực tế, chủ trương di dời đã được đặt ra từ năm 2008 và đến tháng 1/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định giao UBND TP. Hà Nội lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành. 

Tháng 4/2015, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định nhằm kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị, đồng thời xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 116 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Ngoài ra, thành phố giao nhiệm vụ cho các sở, ngành phân tích quan trắc mức độ gây ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất này. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ di dời các cơ sở sản xuất diễn ra quá chậm chạp.

Số liệu báo cáo của UBND Hà Nội gửi bộ Xây dựng vào tháng 6/2019 cho biết, hiện có 67 cơ sở công nghiệp phải di dời đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, trường học, hạ tầng kỹ thuật, đất dịch vụ thương mại với diện tích hơn 102ha; 27 cơ sở đã được chấp thuận chủ trương hoặc phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích hơn 38,6ha.

Báo cáo gửi các cơ quan Trung ương, UBND Hà Nội cho rằng, công tác di dời các cơ sở công nghiệp, sản xuất gây ô nhiễm còn chậm, manh mún do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về: Tài chính, cơ chế, chính sách hỗ trợ, hình thức di dời, việc bàn giao lại quỹ đất sau di dời cho thành phố.

 

Không khí Hà Nội thực sự ô nhiễm hay AirVisual đang gieo rắc nỗi sợ hãi?

Thứ 4, 02/10/2019 | 08:15
Những chỉ số AQI vượt ngưỡng 150 – báo hiệu chất lượng không khí độc hại cho sức khỏe - nhảy nhót từng giờ trên ứng dụng AirVisual đang khiến cho người dân Hà Nội muốn hô hấp theo bản năng cũng cảm thấy giống như một lựa chọn đánh cược với số phận.

Hà Nội: Thông tin chính thức về tình trạng ô nhiễm không khí, bụi tăng kỷ lục

Thứ 3, 01/10/2019 | 18:33
Theo người phát ngôn của UBND TP. Hà Nội tình trạng ô nhiễm bụi hiện nay tăng cao, nhiều ngày ở mức kém, trong đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 là chủ yếu, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, đặc biệt là người già và trẻ em.
Cùng tác giả

Kết quả giải trình tự gene Covid-19 của người Nhật tử vong tại Hà Nội

Thứ 4, 24/02/2021 | 14:55
Bộ Y tế giải trình tự gene cho thấy trường hợp bệnh nhân Nhật Bản tử vong thuộc nhóm lần đầu phát hiện tại Việt Nam.

Hà Nội: Dừng lễ hội Chùa Hương Tết Tân Sửu

Thứ 7, 13/02/2021 | 17:52
Để phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách tốt nhất, huyện Mỹ Đức đã cho dừng tổ chức hoạt động lễ hội chùa Hương trong dịp Tết Tân Sửu này.

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra đột xuất công tác chống dịch

Thứ 2, 01/02/2021 | 09:33
Tối 31/1, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra đột xuất công tác chống dịch Covid-19 tại quận Nam Từ Liêm.

Hà Nội: Thêm một người dương tính Covid-19 ở quận Nam Từ Liêm

Thứ 7, 30/01/2021 | 10:33
Hà Nội sáng 30/1 có thêm một người dương tính với Covid-19, là người từ Hải Dương về.

Hà Nội báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0

Thứ 5, 28/01/2021 | 14:09
Trung tâm Y tế quận Tây Hồ vừa có báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0 ở phường Tứ Liên, tính đến trưa 28/1.
Cùng chuyên mục

Phá 2,6ha rừng tự nhiên, doanh nghiệp bị phạt 325 triệu đồng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:00
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt một doanh nghiệp số tiền 325 triệu đồng, buộc thanh toán 960 triệu rồng rừng mới do phá 2,6ha rừng tự nhiên làm trạm điện

Bình Dương: Trạm bê tông chủ động khắc phục sau phản ánh của Người Đưa Tin

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:29
Liên quan đến nội dung phản ánh Trạm bê tông Nam Huy Hoàng – Chi nhánh Dĩ An nghi xả thải ra môi trường, Công ty này đã chủ động có biện pháp khắc phục sau phản ánh của Người Đưa Tin.

Hải Phòng: Xuất hiện đàn khỉ hoang “ghé thăm” các hộ dân trong phố

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Đàn khỉ hoang khoảng 3 con vừa xuất hiện tại khu vực dân cư Tây Sơn trên địa bàn phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, Tp.Hải Phòng.

Hải Phòng: Trăn trở tìm nguồn nước sạch cho khu vực nông thôn

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:16
Trong khi chờ nguồn cung cấp nước sinh hoạt mới bảo đảm chất lượng, nhiều hộ dân ở huyện Tiên Lãng, Tp.Hải Phòng, quay lại dùng nước giếng khoan thay vì nước máy.

Gìn giữ, bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Quần đảo Cát Bà

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:15
Tại Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 vừa qua, Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh cùng nhau đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.
     
Nổi bật trong ngày

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Dự báo thời tiết ngày 19/5/2024: Dự báo thời điểm không khí lạnh gây mưa to nhất

Chủ nhật, 19/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/5: Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa năm học 2024-2025; Bé gái 4 tuổi nhập viện cấp cứu với cây bút còn ghim trong đầu...

Bản tin 19/5: Cả nhà 6 người có biểu hiện "lạ" sau bữa cơm tối

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Cả nhà 6 người có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu; Hai người tử vong sau tai nạn liên hoàn...

Phá 2,6ha rừng tự nhiên, doanh nghiệp bị phạt 325 triệu đồng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:00
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt một doanh nghiệp số tiền 325 triệu đồng, buộc thanh toán 960 triệu rồng rừng mới do phá 2,6ha rừng tự nhiên làm trạm điện