Khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế

Khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 20/10/2021 | 18:06
0
Ủy ban TCNS cho rằng, việc quyết tâm, chủ động, khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi nền kinh tế, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng là rất cần thiết.

Nhiều chính sách quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Tiếp tục phiên làm việc, chiều 20/10, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường đã trình bày báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN), phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024.

Đánh giá về tình hình thực hiện NSNN năm 2021, Ủy ban Tài chính, ngân sách (TCNS) của Quốc hội cho biết, năm 2021 nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu nhiều tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19. Đảng, Quốc hội đã kịp thời ban hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó có các chính sách tài chính nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Đặc biệt, việc ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng, đã tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khẩn trương xây dựng, ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. UBTVQH đã ban hành nhiều Nghị quyết thể hiện quyết tâm tập trung nguồn lực NSNN cho phòng chống dịch; nhiều cơ chế, chính sách về miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, chi hỗ trợ trực tiếp người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ đời sống nhân dân. 

Ủy ban TCNS thẩm tra việc chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội.

Tiêu điểm - Khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra.

Về chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, tính từ thời điểm dịch bùng phát đến nay, tổng số kinh phí đã cấp là 30,85 nghìn tỷ đồng. UBTVQH cũng đã kịp thời ban hành các Nghị quyết nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí cho phòng, chống dịch. Tuy nhiên, Ủy ban TCNS cho rằng, việc sử dụng nguồn NSNN chi cho phòng chống dịchcần tập trung đánh giá toàn diện hiệu quả chính sách đã thực hiện, chỉ rõ các kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; tác động thực tế, tính lan tỏa của các chính sách.

Về mua, tiếp nhận và nhu cầu vắc-xin: Cần báo cáo cụ thể về số vắc-xin được hỗ trợ, viện trợ; dự kiến nhu cầu trong trường hợp dịch kéo dài; công khai việc sử dụng Quỹ vắc-xin; đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước, đi đôi với bảo đảm chất lượng, an toàn, đáp ứng kịp thời với các biến chủng Covid mới xuất hiện. 

Về chi mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịchUỷ ban tài chính ngân sách đề nghị làm rõtổng nguồn lực đã bố trí chi mua sắm; kết quả việc sử dụng NSNN trong việc mua sắm vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch; khả năng đáp ứng tình hình hiện nay.

Về việc thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường  cho biết, đến thời điểm hiện nay, trong lĩnh vực tài chính, ngân sách đãđược UBTVQH kịp thời ban hành một số chính sách để tạo nguồn lực ứng phó kịp thời với đại dịch, bao gồm: Nghị quyết số 393/NQ-UBTVQH15 về bổ sung dự phòng ngân sách trung ương số tiền 14.620 tỷ đồng thực hiện công tác phòng, chống dịch. Nghị quyết 3/2021/UBTVQH15 về hỗtrợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

UBTVQH đang đôn đốc sớm trình một số giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 (dự kiến hỗ trợ từ NSNN khoảng 21,3 nghìn tỷ đồng).

Đã xem xét, cho ý kiến vào Tờ trình của Chính phủ trước khi trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 2 về dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW năm 2022, trong đó có khoảng 10 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên cho lĩnh vực y tế để phòng, chống dịch và dự kiến cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để phòng, chống dịch.

Trên cơ sở các Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ đã thực hiện chuyển nguồn 1.237 tỷ đồng kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại của năm 2020 cho công tác mua vắc-xin năm 2021.

Tạo đòn bẩy cho tăng trưởng

Về cân đối và bội chi NSNN, Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với phương án của Chính phủ về dự kiến mức bội chi, nợ công, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ. Tuy nhiên, do còn nhiều nhiệm vụ chi phòng chống dịch dự kiến phát sinh lớn, tác động đến cân đối thu, chi NSNN, đề nghị Chính phủ có giải pháp bảo đảm cân đối NSNN, đồng thời trong những tháng cuối năm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bám sát tình hình, có phương án chủ động bố trí nguồn khi phát sinh nhiệm vụ. 

Đánh giá về gói kích thích, phục hồi nền kinh tế, Ủy ban TCNS cho hay với tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 tới phát triển thì mục tiêu phục hồi kinh tế, tạo nguồn lực bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh GDP quý III giảm mạnh. Ủy ban TCNS cho rằng việc quyết tâm, chủ động, khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi nền kinh tế, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng là rất cần thiết.

Tiêu điểm - Khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế (Hình 2).

Các đại biểu dự phiên họp chiều 20/10.

Do đó, cần nghiên cứu toàn diện, có phương án cân đối xây dựng gói kích thích kinh tế với quy mô đủ lớn để tạo hiệu ứng sâu rộng, tính lan tỏa cao, bảo đảm mục tiêu phục hồi nền kinh tế, an sinh xã hội. Đề nghị nghiên cứu, sử dụng đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; nghiên cứu, lựa chọn đối tượng phù hợp, cần thiết để bổ sung gói hỗ trợ cấp bù lãi suất; có chính sách thu phù hợp, tính đến việc miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí; cân nhắc giảm mức nộp BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đào tạo và đào tạo lại lao động…

Về dự toán NSNN năm 2022, đối với đề xuất về cải cách tiền lương, Ủy ban TCNS nhận thấy, căn cứ tình hình dịch bệnh hiện nay, việc thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2022 là khó khả thi. Theo đó, Uỷ ban TCNS nhất trí với phương án Chính phủ trình. Để có điều kiện cho việc triển khai trong những năm tiếp theo, đề nghị Chính phủ tính toán, chú trọng hơn nữa việc cân đối nguồn lực để bảo đảm thực hiện Nghị quyết 27, góp phần bảo đảm đời sống người hưởng lương, nhất là đối tượng có mức lương thấp.

Quốc hội sẽ quyết định việc lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương

Thứ 3, 19/10/2021 | 16:50
Trong 17 ngày làm việc, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo Nghị quyết, xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật.

Đề xuất một số đổi mới, cải tiến áp dụng ngay tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Thứ 2, 11/10/2021 | 12:19
Tại phiên họp thứ 4, UBTVQH sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, trong đó có việc đề xuất một số đổi mới, cải tiến áp dụng ngay tại kỳ họp này.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đảm bảo nguyên tắc “4 mắt” trong giám sát

Thứ 4, 22/09/2021 | 14:29
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu hoạt động giám sát phải gắn được với trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, làm phải đến nơi đến chốn.
Cùng tác giả

Dùng hoạt chất thiên nhiên làm đẹp là xu hướng nhưng cần cảnh giác

Thứ 7, 20/04/2024 | 12:42
Theo các chuyên gia, trào lưu sử dụng các hoạt chất thiên nhiên đang là xu hướng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, người dùng cần lựa chọn sản phẩm thông thái.

Cơ hội “vàng” cho 15 cặp vợ chồng hiếm muộn tìm con

Thứ 7, 20/04/2024 | 12:30
Hành trình tìm con phải trải qua rất nhiều rào cản, gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì giấc mơ bế trên tay con yêu lại càng xa vời.

Dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Ông Chu Quốc Thịnh – Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chỉ ra nhiều cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.

Kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Hiện, tình trạng của hai mẹ con sau cuộc "vượt cạn" ngoạn mục đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thứ 7, 20/04/2024 | 16:05
Thủ tướng nhấn mạnh trong năm nay phải củng cố năng lực truyền tải điện, tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ kỳ vọng việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thứ 7, 20/04/2024 | 16:05
Thủ tướng nhấn mạnh trong năm nay phải củng cố năng lực truyền tải điện, tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".