Khi quyết định buông bỏ thế tục, Đức Phật nghĩ gì?

Khi quyết định buông bỏ thế tục, Đức Phật nghĩ gì?

Thứ 6, 13/12/2013 | 14:30
0
Cách đây hơn 2550 năm, có một chàng trai trẻ, con vua Suddhodana Gotama và hoàng hậu Mahà Màyà (1), đã quyết định từ bỏ đời sống thế tục, sống đời xuất gia học đạo từ năm 29 tuổi, đó là thái tử Siddhattha.

Chàng trai trẻ này có cơ hội trở thành vua và là chồng của nàng Yasodharà xinh đẹp. Nhưng chàng trai này có một lý tưởng rất lớn, một lý tưởng làm chấn động, đó là xuất gia học đạo vì chàng cho rằng, bất kỳ ai cũng mong cầu hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ở thế gian thật mong manh, sinh ra rồi đến lúc cũng phải già, già thì phải bệnh và bệnh rồi lại chết, đau khổ triền miên, nên chàng muốn tìm đạo giải thoát, con đường mà ở đó chỉ có hạnh phúc chân thật vĩnh cữu.

Và chàng trai trẻ ấy một lòng cất bước ra đi, bỏ lại sau lưng danh vọng tột bực, tiền tài tột bực, sự hưởng thụ tột bực. Nói về quyền hành, có quyền hành nào lớn bằng quyền hành của một vì vua mà chàng chắc chắn nắm trong tay. Nói về tài sản, có tài sản nào lớn bằng tài sản của một vì vua mà chàng chắc chắn sở hữu.

Nói về tình cảm, có sự hưởng thụ nào to lớn bằng sự hưởng thụ của một vì vua mà chàng chắc chắn trải qua. Ấy vậy mà chàng buông tất cả, dứt khoát ra đi, như một cái phẩy tay, không một sự nuối tiếc nào, không một sự ngoảnh mặt nào. Chàng lìa bỏ năm món dục lạc của thế gian, đi vào chốn sơn lâm, khoác áo ca sa, cắt bỏ râu tóc, thành người xuất gia, cầu đạo giải thoát. Một quyết định hết sức dũng cảm, không phải mấy ai có thể làm được, trong khi trong tay đã có sẵn đầy đủ các phương tiện để hưởng thụ.

Thiền++ - Khi quyết định buông bỏ thế tục, Đức Phật nghĩ gì?

Buông bỏ

Mình thường có khuynh hướng bám víu, níu kéo vào những phương tiện được cho là đảm bảo đời sống trong hiện tại và tương lai. Chính những bám víu này tạo dính mắc, dính mắc lâu dài tạo nội kết. Nội kết to ra làm mình khổ và phiền lụy. Mình mong có việc làm tốt, lương cao, khi có được mình bám víu vào công việc đến trầy da tróc vẩy. Mình mong có người bạn đời xinh đẹp, có những đứa con ngoan học giỏi, khi có được mình phải lo cho những cái mình có đến thân tâm héo hon.

Cho nên suốt đời mình chạy, chạy theo danh sách mục tiêu. Tôi hỏi một lớp học, Mục tiêu của các em là gì? Một sinh viên trả lời, Mục tiêu của em là một vợ, hai con, ba tấm và bốn bánh. Chắc hẳn phải làm việc rất nhiều để phục vụ mục tiêu này. Mình có quyền xác lập mục tiêu nhưng mục tiêu cao cả nhất là sống thật trong giây phút hiện tại. Muốn vậy phải buông bỏ cái chạy về tương lai trong giây phút hiện tại.

Chạy theo mục tiêu là minh chứng cho bản ngã nên buông bỏ mục tiêu là một trong phương cách ban đầu buông bỏ bản ngã. Nói đức Phật xuất gia với mục tiêu tìm đường giải thoát có phải phục vụ cho bản ngã hay không? Con người có những mong cầu đích thực và cũng có những mong cầu không đích thực. Những mong cầu không đích thực như leo lên nấc thang danh vọng, có của ăn của để, chiến thắng trên thương trường hay tranh luận về có, không, còn, mất. Các mục tiêu này dẫn đến phiền não và khổ đau.

Những mong cầu đích thực như làm thế nào để sống sâu sắc trong hiện tại, làm thế nào sống an lạc và thảnh thơi, làm thế nào giữ giới, làm thế nào giữ được tấm lòng son trong bão giông. Mục tiêu tìm đường giải thoát là để thoát khỏi bản ngã, không phải phục vụ bản ngã, đây là mục tiêu đích thực. Mục tiêu này dẫn đến bình yên và tĩnh lặng.

Lúc mình nấu một món ăn, món ăn ngon hay dở không quan trọng, vấn đề là món ăn có đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng để mình làm việc khoảng vài tiếng không biết mệt mỏi. Nếu món ăn ngon miệng nhưng thiếu chất dinh dưỡng, quá cầu kỳ làm mất thì giờ chế biến, hơn nữa để làm món ăn này, mình phải tàn hại chúng sinh, e rằng món ăn không còn dinh dưỡng nữa. Mục tiêu của việc ăn uống là để sống, bảo vệ sự an lành của thân tâm nên ăn uống lành mạnh là mục tiêu đích thực. Nếu ăn uống để thỏa mãn những nhu cầu không đáng có, không bảo vệ được hạt giống tổ tiên trong cơ thể, đây gọi là ăn uống không có mục tiêu đích thực, nói cách khác là ăn uống trác táng.

Buông bỏ các yếu tố gây ra phiền não, mình sẽ đạt được niềm an lạc. An lạc là thức ăn của sự sống. Không có an lạc, sự sống sẽ cằn cỗi và héo hon. Mình thường tưới tẩm những hạt giống của phiền não và cố chấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến phiền não lớn nhất.

Chấp về có, không, xấu, đẹp, còn, mất, cao, thấp, thành, bại, tư tưởng quan điểm đúng, sai. Do bị kẹt vào chấp và không buông bỏ chấp được, mình cho rằng cái thân này là ta, tài sản này của ta, danh vọng này thuộc về ta nên mình bắt đầu xây dựng một hành trì của phiền não, phiền não càng sâu dày, đường địa ngục càng rộng mở vì ôm vào bao nhiêu, khổ đau chồng chất bấy nhiêu.

Nếu thân này là mình sao mình không thể điều khiển sức khỏe cho lúc nào cũng khỏe mạnh. Nếu tài sản là của mình thì sao vẫn có tỉ phú phá sản. Nếu danh vọng này thuộc về mình thì sao có người lên đến bậc cao nhất vẫn chưa có hạnh phúc.

Buông bỏ chấp vào cái mình cho là ta, cái mình cho là của ta và cái mình cho thuộc về ta, tức là biết cách buông bỏ cái lo. Có cái gì mình phải lo cho cái đó. Không có gì hết thì cần gì phải lo. Cho phép mình không lo lắng là người thực sự biết sống thật.

Không lo không phải biểu hiện của người bàng quang hay thờ ơ với sự sống, mà không lo để có thì giờ sống sâu sắc và tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống trong hiện tại. Nếu tâm trí phải lo lắng, thì tâm đâu nữa để mà sống, nên nói lo lắng là đệ tử của cái chết, là chất liệu dẫn đến cái chết mau chóng.

Đang ngồi xem ti vi, mẹ đến ngồi kế bên. Mình can đảm sẽ tắt cái ti vi đi để có thể đủ cơ hội tiếp xúc với mẹ. Nếu trôi lăn theo sự hồi hộp của bộ phim trên ti vi, mình đánh mất mẹ trong lúc mẹ đang còn sống. Mẹ chính là biểu hiện của sự sống và sự sống vốn dĩ rất bình yên. Không nhận diện mẹ đang có mặt cho mình, mình đã đánh mất sự bình yên rồi.

L.N (st/th)

Nếu còn sống, Đức Phật làm gì mỗi ngày?

Thứ 5, 05/12/2013 | 08:16
Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Đức Phật có phải là hoá thân của thượng đế?

Thứ 4, 04/12/2013 | 14:26
Đức Phật không bao giờ tuyên bố Ngài là con hay sứ giả của thần linh Thượng đế.

Có thể xem Đức Phật như là nhà cải cách xã hội

Thứ 6, 29/11/2013 | 14:16
Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian này nhằm mục đích đem lại hạnh phúc an lạc cho muôn loại sinh linh, nhưng trước hết là cho nhân loại.

Đức Phật: Con người của mọi thời đại

Thứ 4, 04/12/2013 | 08:06
Ngài không cho rằng chỉ thuần có đời sống tinh thần; mà phải làm sao quân bình giữa đời sống vật chất và tinh thần . Một mặt Phật giáo khuyến khích con người cần có sự tiến bộ phát triển về vật chất, mặt khác Ngài cũng nhấn mạnh đến sự phát triển về đạo đức và tâm linh để có một xã hội hoà bình an lạc.

Giới khảo cổ tìm bằng chứng nơi Đức Phật ra đời

Thứ 4, 27/11/2013 | 19:27
Giới khảo cổ đã tìm ra bằng chứng về nơi sinh đích xác của Đức Phật và nguồn gốc của Phật giáo có thể bắt đầu từ thế kỷ thứ VI TCN.

Khi khoa học nhìn thấy Đức Phật

Thứ 6, 15/11/2013 | 10:16
Người tu đạt toàn giác (Phật) tức câu thông với vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ, rồi đem sự thấy biết đó nói lại với các cõi nước thấp thua. Phật do vậy có thể hiểu đồng nghĩa với vũ trụ.

Đạo hiếu Đức Phật & ca dao Việt Nam

Thứ 4, 13/11/2013 | 19:57
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.

Nếu còn sống, Đức Phật làm gì mỗi ngày?

Thứ 5, 05/12/2013 | 08:16
Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Đức Phật có phải là hoá thân của thượng đế?

Thứ 4, 04/12/2013 | 14:26
Đức Phật không bao giờ tuyên bố Ngài là con hay sứ giả của thần linh Thượng đế.

Có thể xem Đức Phật như là nhà cải cách xã hội

Thứ 6, 29/11/2013 | 14:16
Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian này nhằm mục đích đem lại hạnh phúc an lạc cho muôn loại sinh linh, nhưng trước hết là cho nhân loại.

Đức Phật: Con người của mọi thời đại

Thứ 4, 04/12/2013 | 08:06
Ngài không cho rằng chỉ thuần có đời sống tinh thần; mà phải làm sao quân bình giữa đời sống vật chất và tinh thần . Một mặt Phật giáo khuyến khích con người cần có sự tiến bộ phát triển về vật chất, mặt khác Ngài cũng nhấn mạnh đến sự phát triển về đạo đức và tâm linh để có một xã hội hoà bình an lạc.

Giới khảo cổ tìm bằng chứng nơi Đức Phật ra đời

Thứ 4, 27/11/2013 | 19:27
Giới khảo cổ đã tìm ra bằng chứng về nơi sinh đích xác của Đức Phật và nguồn gốc của Phật giáo có thể bắt đầu từ thế kỷ thứ VI TCN.

Khi khoa học nhìn thấy Đức Phật

Thứ 6, 15/11/2013 | 10:16
Người tu đạt toàn giác (Phật) tức câu thông với vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ, rồi đem sự thấy biết đó nói lại với các cõi nước thấp thua. Phật do vậy có thể hiểu đồng nghĩa với vũ trụ.

Đạo hiếu Đức Phật & ca dao Việt Nam

Thứ 4, 13/11/2013 | 19:57
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.