Khó trông đợi thị trường chứng khoán sẽ thăng hoa trong ngắn hạn

Khó trông đợi thị trường chứng khoán sẽ thăng hoa trong ngắn hạn

Phạm Hồng Nhung

Phạm Hồng Nhung

Thứ 3, 30/08/2022 07:15

Doanh thu và lợi nhuận của các công ty chứng khoán đã đạt mức nền cao vào năm 2021, tạo ra một mặt bằng so sánh thách thức với giai đoạn sau này.

Kỷ lục doanh thu không lặp lại trong 2022

Theo Báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS, trong quý II/2022 chỉ số cổ phiếu của các công ty chứng khoán giảm tới 44,4%, doanh thu ngành (dữ liệu của 25 công ty chứng khoán) đạt 15.878 tỷ đồng, tương đương so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 12,3% so với quý trước.

Trong bối cảnh thị trường biến động cùng thanh khoản sụt giảm, quý II vừa qua là một trong những giai đoạn khó khăn nhất đối với ngành chứng khoán trong nhiều năm trở lại đây. Lợi nhuận sau thuế quý II giảm lần lượt là 57% so với cùng kỳ 2021 và 63,4% so với quý I/2022. Trong đó, 7 trên tổng số 25 công ty ghi nhận lỗ kế toán.

Các nghiệp vụ kinh doanh của các CTCK ghi nhận các mốc cao mới về doanh thu vào khoảng cuối năm ngoái. Tuy nhiên báo cáo của KIS cho rằng mức nền cao này tạo ra một mặt bằng so sánh khá thách thức cho khoảng thời gian sau.

Mảng môi giới sụt giảm ở mức 2 con số liên tiếp trong 2 quý đầu năm. Trong đó, nghiệp vụ cho vay có doanh thu giảm 9% trong quý II, sau khi vừa tăng 2% trong quý I. Doanh thu từ hoạt động đầu tư tự doanh vẫn là động lực chính, tuy nhiên tỷ trọng đã giảm so với trung bình năm 2021.

Năm 2021 thị trường có lượng tài khoản mở mới tăng kỷ lục kéo theo giá trị giao dịch mỗi ngày. Đến tháng 5/2022 số lượng tài khoản mở mới vẫn tiếp tục tăng trưởng với 476.711 tài khoản (tăng 76% với đỉnh gần nhất) và thêm 466.483 tài khoản trong tháng 6/2022.

Tuy nhiên, giá trị giao dịch cả quý II lại chuyển biến ngược lại, giảm còn 20.525 tỷ đồng/ngày, thấp hơn mức giao dịch bình quân trong năm 2021 là 26.589 tỷ đồng/ngày. Số dư cho vay margin cũng giảm mạnh trong quý II/2022.

Triển vọng ngành chứng khoán cuối năm

Với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và giá trị giao dịch duy trì ở mức thấp, Chứng khoán KIS không kì vọng quá lớn đối với các CTCK về mức tăng vượt trội như năm 2021, mà lựa chọn kịch bản với kết quả kinh doanh đi ngang hoặc giảm nhẹ.

Để đạt được kết quả đi ngang trong 2022, Chứng khoán KIS nhận định rằng giá trị giao dịch bình quân ngày trong nửa cuối năm cần duy trì khoảng 25.000 tỷ đồng và số dư cho vay margin cũng cần cao hơn mức 90.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, kệ thống KRX được triển khai và Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cắt giảm thời gian bù trừ thanh toán từ T+2 còn T+1.5 sẽ là giải pháp nhằm cải thiện hoạt động giao dịch, nhà đầu tư có thể nhận được tiền và chứng khoán giao dịch sớm hơn nửa ngày. Điều này sẽ thúc đẩy giá trị giao dịch.

Tuy nhiên, mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi của Việt Nam trong năm nay chưa thực hiện được. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn cần phải mở các rào cản đối với vốn ngoại, thành lập Đối tác Bù trừ Trung tâm (CCP), chuẩn bị giải pháp bán khống và phát triển hơn thị trường các sản phẩm phái sinh. 

Như vậy, KIS cho rằng khó có thể trông đợi vào một sự sự cải thiện về hệ thống, thị trường ngay lập tức trong ngắn hạn và kết quả kinh doanh của các CTCK cũng không dễ để duy trì tăng trưởng.

Hồng Nhung

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.