Khoản nợ phải trả hơn 6.000 tỷ đồng của BAF Việt Nam

Khoản nợ phải trả hơn 6.000 tỷ đồng của BAF Việt Nam

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Thứ 3, 09/11/2021 15:04

Tổng nợ của BAF đã tăng hơn 1.426 tỷ đồng trong vòng 9 tháng trước thềm niêm yết trên HOSE, chủ yếu là phần nợ ngắn hạn.

Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam vừa công bố Báo cái tài chính quý III và 9 tháng đầu năm 2021 với tình hình kinh doanh khả quan. Tuy nhiên, tổng nợ của công ty đã tăng đáng kể so với đầu năm.

Tổng nợ phải trả của Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam tính đến hết quý III là 6.106 tỷ đồng, tăng hơn 1.426 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn là 5.866 tỷ đồng, tăng 1.251 tỷ đồng và chiếm đến 96% tổng nợ; nợ dài hạn đạt hơn 240 tỷ đồng, tăng 176 tỷ đồng chỉ chiếm 4%.

Phần nợ ngắn hạn chủ yếu của BAF đến từ phần nợ phải trả người bán, chiếm đến 95,7% tương ứng 5.618 tỷ đồng, tăng 1.089 tỷ đồng so với ghi nhận hồi đầu năm.

Trong đó, BAF phải trả cho Công ty Cổ phần Cbot Việt Nam 761,5 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Nông sản Mogb Quốc tế 827,3 tỷ đồng; Công ty Cổ phần kinh doanh thương mại Thịnh Phát 800 tỷ đồng. Bên cạnh đó, BAF cũng phải trả phần người mua trả tiền trước ngắn hạn cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Cao Thăng 56,7 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Kho vận An Phú 35,1 tỷ đồng. Đặc biệt, công ty này có khoản nợ phải trả người bán ngắn hạn lên đến 3.229 tỷ đồng cho các đối tác khác không nêu cụ thể trong Báo cáo tài chính. 

Về tình hình kinh doanh, BAF ghi nhận doanh thu và lợi nhuận khả quan. Doanh thu thuần quý III của BAF đạt 3.814,7 tỷ đồng, tăng 122% tương ứng 2,2 lần so với mức 1.724,1 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm 2020. Khấu trừ chi phí giá vốn, BAF thu về 72 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý này, chi phí tài chính, chủ yếu là lãi vay của doanh nghiệp chăn nuôi heo này giảm tới gần 93% xuống còn hơn 2 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp "đội" lên bằng lần, chi phí bán hàng tăng gấp 9,7 lần và chi phí quản lý đã tăng gấp 3,1 lần, song vẫn ở mức khá thấp với lần lượt 3,4 tỷ đồng và 14,1 tỷ đồng.

Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế của BAF đạt hơn 44 tỷ đồng, tăng hơn 34,6 tỷ đồng, tương ứng 363% so với mức hơn 9 tỷ đồng ghi nhận tại quý III/2020. 

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của BAF đạt hơn 9.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính đạt gần 7 tỷ, giảm 94% so với cùng kỳ năm 2020 trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh.

Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của BAF sau 9 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt 245,2 tỷ đồng, tăng gần 730% tương ứng 215 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng lớn khi mà quý III, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Giải trình kết quả kinh doanh, đại diện BAF cho biết công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. 

Tuy nhiên, công ty kiểm soát được năng suất đàn lợn nên kết quả kinh doanh vẫn ghi nhận tích cực. BAF đi vào hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo từ năm 2017 tuy nhiên đến năm 2021, công ty đã chuyển từ hoạt động kinh doanh nông sản thuần tuý sang ngành chính là chăn nuôi nên tỉ suất lợi nhuận tăng đáng kể. 

Trước đó, trong 2 quý đầu năm, doanh thu chủ của công ty này chủ yếu đến từ bán nông sản (chiếm 95% tổng doanh thu), đạt hơn 4,963 tỷ đồng. Doanh thu chăn nuôi chỉ đạt 288 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/9/2021, BAF có tổng tài sản 7.483 tỷ đồng, tăng đến 2.237 tỷ đồng so với hồi đầu năm. 

Hồ sơ doanh nghiệp - Khoản nợ phải trả hơn 6.000 tỷ đồng của BAF Việt Nam

Trại chăn nuôi của BAF tại tỉnh Bình Phước. (Ảnh: BAF)

Đáng chú ý, trước đó, ngày 22/9, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết 78 triệu cổ phiếu BAF của Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam, vốn điều lệ tương ứng là 780 tỷ đồng. 

Trước đó vào đầu tháng 9, BAF cũng đã thông báo chào bán thành công 28 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, số tiền thu về là 560 tỷ đồng.

CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam được thành lập năm 2017, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo, chế biến và cung ứng thực phẩm sạch, hướng đến mục tiêu xây dựng mô hình chuỗi khép kín từ nguyên liệu thô, nhà máy cung cấp cám, trang trại chăn nuôi, nhà máy giết mổ và chế biến thức ăn - mô hình 3F (Farm-Food-Feed). Doanh nghiệp này hiện có 14 trang trại trên khắp cả nước.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.