Dù được mệnh danh là vương quốc dầu mỏ nhưng thực chất, trữ lượng dầu mỏ ở Dubai chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng của UAE. Vì vậy, Dubai hiểu rõ rằng không thể chỉ làm giàu dựa vào trữ lượng dầu mỏ ít ỏi này. Ngay từ thập niên 80, Dubai đã bắt đầu lên kế hoạch thay đổi, tìm thêm con đường làm giàu khác lâu dài và bền vững hơn.
Kế hoạch của Dubai dựa vào nước ngọt và ngành du lịch. Ở Trung Đông, do đặc thù khí hậu nên thời tiết luôn khô hạn, nước còn quý hơn dầu. Nắm được điều này, Dubai đã dồn công sức nghiên cứu và phát triển công nghệ biến nước biển thành nước ngọt với quy mô đại trà và chi phí thấp.
Nhà máy Jebel Ali ở Dubai áp dụng công nghệ thẩm thấm ngược, bơm nước biển qua các màng lọc để khử muối. Hệ thống màng lọc này sản xuất khoảng 11,3 triệu lít nước/ngày. Phần còn lại của nước biển (khoảng 98,5%) đi qua hệ thống đun nóng và làm lạnh gọi là chưng cất nhanh. Ngoài ra, lượng nước sạch này còn có thể xuất khẩu sang các nước khác trong UAE, mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Dubai. Hiện tại, 80% lượng nước mà UAE đang sử dụng là từ nước biển.
Ngoài ngành chế tạo nước sạch, lĩnh vực du lịch xa xỉ cũng là “mỏ vàng” hái ra tiền cho Dubai. Một thành phố du lịch với những công trình nghỉ dưỡng, giải trí hoành tráng đã được Dubai xây dựng ngay trên sa mạc. Trong đó không thể bỏ qua tòa tháp cao tới 818m, quần đảo Thế Giới ở Dubai, khách sạn cánh buồm khổng lồ, khách sạn kim cương, khách sạn dưới đáy biển…
Song song với việc thu hút khách du lịch, Dubai còn tập trung phát triển thương mại, tài chính và rất nhanh đã trở thành “hòn ngọc Trung Đông”, trung tâm tài chính thương mại Trung Đông.
Hương Nguyễn (Theo 163.com)