Không còn Tổng cục Đường bộ, quản lý đường bộ sẽ như thế nào?

Không còn Tổng cục Đường bộ, quản lý đường bộ sẽ như thế nào?

Lê Mạnh Quốc
Thứ 5, 15/09/2022 | 17:49
0
Từ 1/10, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được tách thành hai đơn vị: Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ GTVT dự thảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam

Cục Đường bộ Việt Nam

Theo dự thảo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ; thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật. Cục có con dấu hình quốc huy, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Cục Đường bộ Việt Nam sẽ cơ bản kế thừa nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam với một số nhiệm vụ chủ yếu như: Chủ trì tham mưu các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, quy hoạch, chiến lược, kế hoạch, đề án phát, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ (trừ đường bộ cao tốc);

Quản lý đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đảm bảo an toàn giao thông đường bộ (trừ những nhiệm vụ giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam).

Đối với hệ thống đường bộ cao tốc, ngoài những nhiệm vụ do Cục Đường cao tốc thực hiện, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tổ chức quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ cao tốc đầu tư công từ ngân sách nhà nước, các tuyến đường cao tốc đầu tư theo các phương thức PPP (hợp tác công tư) khi được chuyển giao thành tài sản sở hữu toàn dân; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn khai thác đối với các tuyến đường bộ cao tốc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang quản lý;

Quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quản lý vận tải đường bộ; bảo vệ môi trường, hợp tác quốc tế, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ, cải cách hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.

Đồng thời thực hiện thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, các cơ quan tham mưu của Cục Đường bộ Việt Nam được sắp xếp lại còn 7 phòng so với 9 Vụ như trước đây: Hợp nhất Vụ An toàn giao thông và Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ thành Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; hợp nhất Vụ Quản lý phương tiện, người lái và Vụ Vận tải thành Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.

Đối với các đơn vị trực thuộc, Cục Quản lý xây dựng đường bộ sẽ được tổ chức lại thành Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.

Các Cục Quản lý đường bộ khu vực I, II, III, IV hiện nay được đổi thành các Khu quản lý đường bộ. Đây là cơ quan hành chính tương đương chi cục, kế thừa chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi quản lý trước đây của Cục Quản lý đường bộ khu vực.

Các Ban Quản lý dự án 3, 4, 5, 8, Cụm phà Vàm Cống, các Trung tâm Kỹ thuật đường bộ khu vực tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc sắp xếp đối với các đơn vị này.

Sự kiện - Không còn Tổng cục Đường bộ, quản lý đường bộ sẽ như thế nào?

Sau khi được thành lập, Cục Đường bộ vẫn quản lý bảo trì đường cao tốc trên toàn quốc, còn Cục Đường cao tốc Việt Nam sẽ chuyên về quản lý đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc. (Ảnh: Trọng Tùng)

Cục Đường cao tốc Việt Nam

Đối với chức năng, nhiệm vụ Cục Đường cao tốc Việt Nam, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý nhà nước, đầu tư phát triển, xây dựng và khai thác hệ thống đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đường cao tốc Việt Nam được Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng theo hướng tách biệt, tập trung nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc.

Cục này cũng có nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng và khai thác đường bộ cao tốc; chiến lược, kế hoạch trung hạn, hàng năm, chương trình, dự án, đề án phát triển đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật đường bộ cao tốc; phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách giao thông vận tải đường bộ.

Thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư đối với các dự án xây dựng đường bộ cao tốc do Bộ GTVT quyết định đầu tư hoặc thực hiện thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án đường bộ cao tốc theo ủy quyền của Bộ GTVT; thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về xây dựng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước theo thẩm quyền của Bộ GTVT và quy định của pháp luật;

Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp, ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan ký kết hợp đồng đối với các dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) hoặc xã hội hóa theo phân cấp, ủy quyền các dự án đầu tư đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan có thẩm quyền.

Cùng với đó, Cục này cũng có nhiệm vụ thực hiện khai thác một số tuyến đường bộ cao tốc theo phân cấp, uỷ quyền của Bộ GTVT. Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao đối với các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc phân cấp cho địa phương.

Bảo vệ môi trường, hợp tác quốc tế và nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ, cải cách hành chính về đường bộ cao tốc. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, Cục Đường cao tốc Việt Nam có 5 phòng tham mưu gồm: Văn phòng; Kế hoạch - Tài chính; Quản lý đầu tư xây dựng và khai thác; Pháp chế - Đấu thầu; Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.

Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục: Trung tâm Quản lý, điều hành giao thông quốc gia, triển khai theo lộ trình.

Trước đó, Chính phủ đã Nghị định số 56/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT.

Đáng chú ý, theo nghị định mới, các Cục trực thuộc Bộ GTVT, gồm: Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Đường cao tốc Việt Nam; Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Cục Quản lý đầu tư xây dựng.

Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông được đổi tên thành Cục Quản lý đầu tư xây dựng.

Như vậy, theo phương án cơ cấu mới, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được tách thành hai đơn vị: Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam.

Thi đua 120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án cao tốc Bắc - Nam

Thứ 7, 10/09/2022 | 17:58
Ngày 10/9, tại tỉnh Bình Thuận, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức phát động thi đua "120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án đường bộ cao tốc.

Đường đi bộ còn bị lấn chiếm, xe đạp có “cửa” đi làn riêng?

Thứ 7, 10/09/2022 | 14:37
Văn minh giao thông và nhận thức về sự ưu tiên trên đường là những thách thức ảnh hưởng đến mức độ khả thi của đề xuất mở làn đường riêng cho xe đạp của Hà Nội.

"Tổng cục Đường bộ Việt Nam chắc chắn sẽ không còn"

Thứ 2, 20/06/2022 | 16:00
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết khi đối chiếu các tiêu chí về cấp Tổng cục theo quy định hiện hành thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam không còn đảm bảo.
Cùng tác giả

Cục Đường bộ nói gì về phần mềm mô phỏng tình huống giao thông?

Thứ 7, 20/04/2024 | 16:06
Hiện nay, tỉ lệ đạt yêu cầu nội dung sát hạch, cấp giấy phép lái xe bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trên 80%.

Để Điện Biên cất cánh trên “đường băng” du lịch

Thứ 7, 20/04/2024 | 14:20
Với nhận thức mới, Điện Biên đang đứng trước những cơ hội lớn để vươn mình phát triển bằng con đường du lịch.

Khai thác “mỏ vàng” từ xu hướng du lịch Caravan, Trekking

Thứ 7, 20/04/2024 | 14:16
Trên cung đường “check-in” của những đoàn xe caravan hay bước chân của những người leo núi, Điện Biên có thể trở thành điểm dừng chân thú vị, trải nghiệm khó quên.

Lợi nhuận quý I/2024 của hãng tàu cao tốc Superdong đi lùi 40%

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Quý I/2024, hãng tàu Superdong chỉ báo lãi hơn 20 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2023 vì doanh thu tuyến Phú Quốc sụt khi bị cạnh tranh giá.

Cảng Quy Nhơn báo lãi tăng 64% trong quý đầu năm 2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Quý I/2024, Cảng Quy Nhơn báo lãi sau thuế đạt 31,7 tỷ đồng, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chuyên mục

Cục Đường bộ nói gì về phần mềm mô phỏng tình huống giao thông?

Thứ 7, 20/04/2024 | 16:06
Hiện nay, tỉ lệ đạt yêu cầu nội dung sát hạch, cấp giấy phép lái xe bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trên 80%.

Nhiều hoạt động tại “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc”

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:43
Lần đầu tiên TP Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức Chương trình “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc” năm 2024 với nhiều hoạt động.

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.
     
Nổi bật trong ngày

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Phát triển đô thị biển Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:30
Cửa Lò nổi lên với sức sống, sự năng động của một đô thị du lịch biển được ví là “viên ngọc xanh xứ Nghệ”.

Nhiều hoạt động tại “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc”

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:43
Lần đầu tiên TP Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức Chương trình “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc” năm 2024 với nhiều hoạt động.

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.