"Không gian phát triển chuyển đổi số vẫn thiếu sự quy hoạch bài bản"

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 4, 25/05/2022 | 11:42
0
Tuy phát triển nhanh chóng, nhưng không gian phát triển mới của Việt Nam đang bị phân tán, phát triển cục bộ, thiếu sự quy hoạch, kết hợp một cách bài bản.

Sáng ngày 25/5, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) đã chính thức được khai mạc với chủ đề “Hợp lực chuyển đổi số - Phát triển kinh tế số". Diễn đàn được diễn ra nhằm hưởng ứng “Ngày Chuyển đổi số” 10/10 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.

Sự kiện - 'Không gian phát triển chuyển đổi số vẫn thiếu sự quy hoạch bài bản'

 Toàn cảnh Diễn đàn

Nguồn lực còn bị phân mảnh

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT (VINASA) nhận định: “Để thực hiện thắng lợi mục tiêu vô cùng thách thức của Thủ tướng Chính phủ, phát triển kinh tế số Việt Nam cần sự hợp lực từ tất cả các cấp chính trị, các thành phần kinh tế. Bởi hiện nay, các nguồn lực của chúng ta hiện không chỉ thiếu, mà còn bị phân mảnh”.

Có thể thấy, sau 02 năm thực hiện Chương trình chuyển đổi đổi số Quốc gia, sự chuẩn bị đã dần được hoàn thiện. Đến nay, hầu hết các Bộ, Ngành, Địa phương đã có chương trình/kế hoạch chuyển đổi số. Nhận thức về chuyển đổi số đã, và đang được nâng cao và phổ biến một cách rõ rệt trong tất cả các cơ quan, chính quyền các cấp, cũng như hầu hết các thành phần của nền kinh tế. 

Các cơ sở dữ liệu quốc gia đang hình thành và phát triển nhanh chóng như: Dữ liệu dân cư, Dữ liệu doanh nghiệp, Dữ liệu tài chính, Dữ liệu đất đai, Dữ liệu về bảo hiểm… cũng rất nhiều cơ sở dữ liệu cấp độ khác đang được hình thành. Chuyển đổi số đã và đang tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, trở thành nguồn lực cho kinh tế số phát triển, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước. 

Sự kiện - 'Không gian phát triển chuyển đổi số vẫn thiếu sự quy hoạch bài bản' (Hình 2).

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT (VINASA) tại sự kiện

Tuy nhiên, có thể thấy rất rõ, không gian phát triển mới của Việt Nam đang bị phân tán, phát triển cục bộ, thiếu sự quy hoạch, kết hợp một cách bài bản. Dữ liệu phân tán, và chưa có được mức độ mở phù hợp, nguồn nhân lực, tài lực cho chuyển đổi số cũng chưa được tập chung, thậm chí các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số của các doanh nghiệp cũng đang được đầu tư, phát triển một cách tràn lan, chưa có sự quy hoạch, chưa có sự kết hợp một cách bài bản, có định hướng.

“Chính những điều này đang hạn chế quá trình tăng tốc chuyển đổi số, làm chậm sự phát triển của nền kinh tế số”, Chủ tịch VINASA nhấn mạnh.

Theo đó, sự hợp lực giữa Bộ ngành với Bộ ngành, Địa phương với Địa phương, Doanh nghiệp với doanh nghiệp, và giữa các thành phần này với nhau sẽ tạo ra được những chương trình bài bản, có định hướng, những chính sách cởi mở, thông thoáng, và những hệ sinh thái số phù hợp, tối ưu cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam. 

Sự nỗ lực đang cho thấy điều gì?

Mặt khác, theo ông Vũ Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT cho biết, đối với chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam đã tiếp cận khá sớm từ năm 2019 với Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về sự chủ động tham gia cuộc cách mạng lần thứ 4. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 749 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn tới 2030.

“Đây có thể coi là những bước khởi động về nhận thức trong vấn đề chuyển đổi số”, ông Đường chia sẻ. Tới 2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 942, phê duyệt Chiến lược hướng tới Chính phủ số, đây là bước chính thức triển khai chuyển đổi số ở Việt Nam.

Mặt khác, các doanh nghiệp công nghệ số đang nỗ lực phát triển các nền tảng, các giải pháp chuyển đổi số chất lượng, đầu tư nghiên cứu và đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới: AI, Blockchain…,  và đang nỗ lực hợp lực cùng nhau, xây dựng hệ sinh thái số giúp chuyển đổi số cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Doanh nghiệp cam kết và luôn sẵn sàng hợp lực cùng Chính phủ, các Bộ, Ngành, Địa phương để phát triển kinh tế số, tăng tốc chuyển đổi số.

Sự kiện - 'Không gian phát triển chuyển đổi số vẫn thiếu sự quy hoạch bài bản' (Hình 3).

Sự nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp và mỗi ngừoi dân trong tiến trình Chuyển đổi số đang cho thấy những "tín hiệu" tích cực, nhưng cần có sự quy hoạch, kết hợp bài bản hơn nữa

Từ đó, mặc dù trải qua giai đoạn Covid đầy khó khăn, kinh tế số của Việt Nam luôn nằm trong Top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển. 

Theo báo cáo "e-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỉ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng năm 2021 đạt 31%, và dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 29% một năm đến năm 2025. 

Mặt khác, Báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy bức tranh chi tiết hơn. Năm 2021, ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số Công nghệ thông tin và Viễn thông đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP. 

Đó có thể coi là những con số đáng hy vọng để hướng tới mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Người dân và doanh nghiệp là trung tâm trong chuyển đổi số

Thứ 5, 12/05/2022 | 08:00
Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, đảm bảo 100% các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công.

2 kinh nghiệm để doanh nghiệp sản xuất "hái quả" từ chuyển đổi số

Thứ 5, 24/03/2022 | 21:38
Các doanh nghiệp đang tăng trưởng có quy mô vừa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản.

[E] Chuyển đổi số, cuộc đua không đơn độc của kinh tế tư nhân

Thứ 4, 02/02/2022 | 11:00
"Cá nhân tôi, đôi khi cũng từng phát hiện ra rằng, trong lòng mình có một "nô lệ nhỏ" đang ngồi, nhưng giờ không còn nữa", Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động tại “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc”

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:43
Lần đầu tiên TP Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức Chương trình “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc” năm 2024 với nhiều hoạt động.

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn ngổn ngang sau 3 đời Chủ tịch

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:48
Bắt đầu khởi công từ khi cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn đương chức, gần 4 năm trôi qua dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn chưa thể về đích.
     
Nổi bật trong ngày

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Phát triển đô thị biển Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:30
Cửa Lò nổi lên với sức sống, sự năng động của một đô thị du lịch biển được ví là “viên ngọc xanh xứ Nghệ”.

Nhiều hoạt động tại “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc”

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:43
Lần đầu tiên TP Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức Chương trình “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc” năm 2024 với nhiều hoạt động.

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.