Không nên coi 'Tốt gỗ hơn tốt nước sơn' là chân lý

Không nên coi 'Tốt gỗ hơn tốt nước sơn' là chân lý

Thứ 7, 27/08/2016 06:30

Giữa Thị Nở và một người có mắt như Hồ Ngọc Hà, mũi như Song Hye Kyo, miệng cười của Tăng Thanh Hà, trắng như Ngọc Trinh, thân hình cỡ thiên thần Victoria’s Secret, bạn muốn làm quen với ai hơn?

Giải trí - Không nên coi 'Tốt gỗ hơn tốt nước sơn' là chân lý

Câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" có là chân lý ở thời hiện đại?

Từ thuở bé, chúng ta đã được dạy rằng hình thức bên ngoài chỉ là “lớp vỏ”, rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”. Lớn lên mới biết, sẽ chẳng ai chịu dành thời gian để tìm hiểu, khám phá phần “lõi” bên trong nếu “lớp vỏ” bên ngoài quá thô kệch, sần sùi.

Hồi nhỏ đọc truyện cổ tích, ai cũng nuôi ước mơ trở thành Hoàng tử ếch, dù trong bộ dạng xấu xí, thảm hại nhất vẫn nhận được nụ hôn của cô công chúa xinh đẹp, kiêu sa. Lớn lên rồi mới biết, người ta chấp nhận hôn một con ếch, không phải vì lòng thương hại thừa thãi hay thứ tình yêu kỳ quặc độc nhất vô nhị mà là bởi họ muốn biến nó thành chàng hoàng tử khôi ngô, giàu có để nở mày nở mặt với đời.

Đừng vội mừng rỡ khi người khác đánh giá cao vẻ đẹp tâm hồn của bạn. Nếu IQ, trình độ chuyên môn và khả năng giao tiếp của bạn chỉ ở mức trung bình hoặc trung bình - khá, thì xin thành thật chia buồn, đối phương nhắc đến “vẻ đẹp tâm hồn” vì ngoài nó ra, trên gương mặt, cơ thể bạn không còn điểm khác gì đáng để ngợi khen!

Theo sách vở, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vốn được hiểu là “Khi đánh giá một con người, nên quan tâm đến phẩm chất hơn ngoại hình của họ.” Nhưng không loại trừ khả năng câu tục ngữ này là đúc rút kinh nghiệm… mua sắm, lựa chọn đồ dùng của những người đi trước. Rất có thể, sau nhiều lần bị lừa mua phải gỗ lởm vì mê nước sơn bóng bẩy, một cụ ông (thời ấy còn trẻ) đã tức tối nói với cụ bà rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, nghe chưa!” Biết đâu, người xưa chỉ áp dụng chân lí này đối với những vật vô tri?

Thực tế, quan điểm “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn…” đã hóa cũ xưa từ rất, rất lâu về trước. Quan niệm về “cái đẹp thế tục”, “hồng nhan bạc mệnh” phần nào lấp liếm cho sự bất lực của người đàn ông trước những lề thói khắt khe thờ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.