Kiếm hiệp Kim Dung: Bộ tiểu thuyết đặc biệt của Kim Dung được đưa vào sách giáo khoa

Kiếm hiệp Kim Dung: Bộ tiểu thuyết đặc biệt của Kim Dung được đưa vào sách giáo khoa

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Thứ 2, 09/03/2020 12:00

Thiên long bát bộ cùng với Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên đồ long ký, Tiếu ngạo giang hồ... là những bộ tiểu thuyết không xa lạ gì đối với độc giả, nhưng ít ai biết rằng ngoài việc được chuyển thể thành phim và trò chơi điện tử, Thiên long bát bộ còn được đưa vào sách giáo khoa.

Cố nhà văn Kim Dung (1924-2018) tên thật là Tra Lương Dung (Luis Cha) sinh ra tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, địa cấp thị Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Kim Dung được đánh giá là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Ông còn là người đồng sáng lập của nhật báo Hong Kong Minh Báo, ra đời năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này.

TV Show - Kiếm hiệp Kim Dung: Bộ tiểu thuyết đặc biệt của Kim Dung được đưa vào sách giáo khoa

Ngày 30 tháng 10 năm 2018, nhà văn Kim Dung qua đời ở tuổi 94 tại Bệnh viện Hong Kong sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Từ năm 1955 đến 1972 ông đã viết tổng cộng 15 tác phẩm trong đó 1 truyện ngắn và 14 tiểu thuyết, hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hong Kong, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử. Ngoài ra, còn có tác phẩm đã được đưa vào sách giáo khoa, đó chính là bộ tiểu thuyết Thiên long bát bộ.

Thiên long bát bộ bắt đầu được đăng trên tờ Minh báo ở Hong Kong và Nam Dương thương báo ở Singapore từ ngày 3 tháng 9 năm 1963 đến ngày 27 tháng 5 năm 1966, liên tục trong 4 năm.

Nội dung Thiên long bát bộ thấm đượm tinh thần Phật giáo mà cố nhà văn Kim Dung vốn ngưỡng mộ, tiếng nói của Phật giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng vừa thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm.

Cố nhà văn Kim Dung đã chỉnh sửa truyện này 3 lần, lần gần nhất là vào năm 2009, Thiên long bát bộ xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến từ nhiều nước khác nhau: Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn nói đến mối quan hệ nhân - quả giữa chính bản thân các nhân vật với gia đình, xã hội, dân tộc, đất nước.

Cuối năm 2004, nhà xuất bản Giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên long bát bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc. Thiên long bát bộ cũng đã được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều lần bởi cả các nhà làm phim.

TV Show - Kiếm hiệp Kim Dung: Bộ tiểu thuyết đặc biệt của Kim Dung được đưa vào sách giáo khoa (Hình 2).

Cảnh trong phim Thiên long bát bộ 2003.

Tên gọi Thiên long bát bộ thật ra nguyên là một thuật ngữ bắt nguồn từ Phật giáo, thuộc về văn hóa Ấn Độ, sau khi truyền vào Trung thổ đã mang thêm nhiều biểu hiện văn hóa Trung Hoa.

Bát bộ ở đây là chỉ 8 loại quỷ thần: Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Khẩn Na La, Ma Hầu, La Già. Còn cách gọi “Thiên Long” nguyên là của người Hán, chỉ rồng trên trời. Bởi vì Thiên và Long chiếm hai vị trí đầu tiên trong đó, nên người ta lấy nó làm tên gọi chung Thiên long bát bộ. Theo cách nói trong Phật giáo, Thiên long bát bộ thường theo bên cạnh Phật Tổ, Bồ Tát, La Hán, hăng hái nghe các ngài thuyết pháp, cúng dường chư Phật và đứng bên cạnh che chở. Bởi vậy họ cũng được xem là một trong những hộ pháp của Phật giáo.

Video: Kiều Phong đại chiến tại Tụ Hiền Trang.

Kiều Phong đại chiến tại Tụ Hiền Trang.

Quốc Tiệp (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.