Kiến thức cần biết: Cần nhìn lại chiến lược kiểm soát thuốc lá từ WHO?

Kiến thức cần biết: Cần nhìn lại chiến lược kiểm soát thuốc lá từ WHO?

Thứ 5, 13/05/2021 | 16:08
0
Suốt nhiều thập kỷ qua, tác hại thuốc lá điếu là vấn đề toàn cầu mà nhiều nước đang chung tay giải quyết.

Theo đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) nhằm hướng dẫn các nước triển khai các hoạt động hướng tới kiểm soát thuốc lá bằng bộ ba chiến lược: giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Tuy nhiên, đến nay các số liệu trả về đang phản ánh rõ, chiến lược giảm cung, giảm cầu mà WHO khuyến nghị, dường như đây chưa phải là hướng tiếp cận hữu hiệu.

Thực thi giảm cung, cầu: Quyết liệt nhưng kết quả không khả quan

Theo công ước khung FCTC, WHO ưu tiên cho việc “giảm nguồn cung” bằng cách tăng thuế thuốc lá điếu, “giảm nhu cầu” thông qua các biện pháp tuyên truyền về tác hại và hỗ trợ cai thuốc cho người hút.

WHO kêu gọi các nước thực thi mạnh mẽ hai định hướng chiến lược này trong nhiều năm qua như dùng nhiều biện pháp nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ thuốc lá như tăng thuế, tuyên truyền, cảnh báo, áp dụng các biện pháp chế tài v.v, nhưng báo cáo gần nhất cho thấy mục tiêu giảm 30% tỷ lệ người hút thuốc lá vào năm 2025 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra vẫn xa với kỳ vọng đặt ra.

Tại Thái Lan, chính phủ nước này đang phải đối mặt với dư luận vì chính sách kiểm soát thuốc lá không hiệu quả, mặc dù đã áp dụng toàn bộ những hướng dẫn của WHO. Trong giai đoạn năm 2005 – 2020, Thái Lan đã triển khai 15 biện pháp nghiêm ngặt nhằm kiểm soát thuốc lá, bao gồm 8 đợt tăng thuế để kéo giảm nhu cầu cùng nhiều biện pháp siết chặt cơ hội người tiêu dùng tiếp cận với thuốc lá và các sản phẩm chứa nicotine.

Tuy nhiên, kết quả thu được lại khiến chính phủ Thái Lan đối mặt dư luận kêu gọi chính phủ cần đánh giá lại tính hiệu quả của chiến lược kiểm soát thuốc lá này. Trong vòng 11 năm (từ năm 2006 đến 2017), tỷ lệ hút thuốc lá điếu tại Thái Lan chỉ giảm 2,8%, tương ứng với trung bình mỗi năm đạt 0,25%. Trong bối cảnh tỷ lệ giảm hút thuốc lá điếu thất bại so với nỗ lực bỏ ra, tỷ lệ buôn lậu lại ở mức gấp đôi, chiếm 0,43% và duy trì trong suốt thời gian chính phủ tăng thuế và thắt chặt kiểm soát thuốc lá.      

Kết nối - Kiến thức cần biết: Cần nhìn lại chiến lược kiểm soát thuốc lá từ WHO?

Một sản phẩm thuốc lá làm nóng đã được FDA chấp thuận.

Khích lệ hơn Thái Lan, trong báo cáo tổng kết 5 năm (2010 – 2015), kể từ khi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ thuốc lá điếu chung giảm từ 19,9% năm 2010 xuống 18,2% năm 2015 (tức đã giảm 1,7% trong 05 năm). Tuy nhiên, nếu tính trung bình, mỗi năm chỉ chiếm mức bình quân 0,34% (cao hơn so với Thái Lan 0,25%).

Điều đáng quan tâm là trong năm 2020, theo báo cáo “Những Vấn đề Cấp bách - Tình trạng Toàn cầu về Giảm thiểu Tác hại Thuốc lá” (The Global State of Tobacco Harm Reduction - GSTHR) của Tổ chức Tri thức Hành động Thay đổi (Knowledge Action Change - KAC), dữ liệu cho thấy Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ thương vong do hút thuốc lá cao nhất, vượt trên cả Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất và có mức tiêu thụ thuốc lá cao trên toàn cầu.

Giảm thiểu tác hại: Hướng tiếp cận được thế giới nhìn nhận

Đến nay đã có nhiều số liệu tổng kết từ các quốc gia cho thấy có sự chênh lệch rõ nét về tính hiệu quả giữa các  quốc gia đang thực hành theo hướng dẫn của WHO và các nước quyết định chính sách kiểm soát thuốc lá của quốc gia dựa trên cơ sở thực tiễn và khoa học. Bởi dù thực thi đầy đủ thì kết quả giảm tỷ lệ người hút thuốc ở hầu hết các quốc gia vẫn còn xa so với mục tiêu đề ra. Trong khi đó, những nước áp dụng hướng tiếp cận “giảm thiểu tác hại” bằng các sản phẩm không khói thay thế thuốc lá điếu lại chứng minh được hiệu quả đáng kể.   

Theo số liệu ghi nhận tại Anh, việc đưa ra thị trường các sản phẩm không khói bao gồm thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử đã giúp cho tỷ lệ hút thuốc lá điếu giảm gần 5% trong 5 năm qua lên mức giảm hơn 14% trong năm 2020.

Tương tự, Nhật Bản đã thương mại hóa thuốc lá thế hệ mới (bao gồm thuốc lá làm nóng) kể từ năm 2014. Theo dữ liệu của Công ty Nghiên cứu Thị trường Frost & Sullivan tháng 11/2020, số liệu ghi nhận được trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2019, tổng doanh số thuốc lá điếu tại thị trường này đã giảm đến 34%.

Kết nối - Kiến thức cần biết: Cần nhìn lại chiến lược kiểm soát thuốc lá từ WHO? (Hình 2).

Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ thương vong do hút thuốc lá cao nhất.

Cho đến nay, việc nhìn nhận đúng mức về hiệu quả thực tiễn của cột trụ thứ ba trong chiến lược kiểm soát thuốc lá do chính WHO đề ra là giải pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá đã vượt qua giai đoạn xem xét, hoài nghi hay cần thêm thời gian kiểm chứng, mà đã bước vào thời kỳ triển khai và điều chỉnh. Vì thực tế cho thấy, nếu chỉ bám theo hai cột trụ đầu tiên trong chiến lược của WHO là giảm cung và giảm cầu thì các nước vẫn tiếp tục bỏ lỡ cơ hội cải thiện sức khỏe cho người dân. 

Nhìn nhận đây chính là lựa chọn đúng đắn, chính phủ Uruguay cũng đã tháo bỏ lệnh cấm đối với thuốc lá làm nóng trong bối cảnh vẫn quản lý nghiêm ngặt tất cả các sản phẩm thuốc lá nói chung. Điều quan trọng của việc đi đến quyết định này chính là tất cả các bộ trưởng, bao gồm Bộ Y tế, của quốc gia này nhận thấy cần phải có trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng bằng cách tìm kiếm các công cụ đưa ra giải pháp thực tiễn cho vấn nạn hút thuốc lá, bao gồm cả các giải pháp, sản phẩm thay thế tốt hơn thuốc lá điếu đốt cháy được nghiên cứu phát triển bởi chính các công ty thuốc lá.      

Tại Anh, nhóm Nghị viện Tất cả các Đảng (All-Party Parliamentary Group - APPG) về Thuốc lá không khói đã kêu gọi Chính phủ tận dụng tối đa Brexit (việc Anh Quốc rút khỏi Liên minh Châu Âu) bằng cách phản biện lập trường chống đối của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với thuốc lá thế hệ mới tại Hội nghị các Bên (COP) lần thứ 9 của Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC).

Hiện nay đã có 66 quốc gia cho phép thương mại thuốc lá làm nóng, và 43 trong số này có tham gia Công ước khung FCTC. Điều này cho thấy, một tỷ trọng đáng kể các quốc gia thành viên của chính Công ước khung FCTC thuộc WHO vẫn theo đuổi chiến lược “giảm tác hại” chứ không còn bảo thủ khi phải hy sinh quá nhiều cho việc chỉ thực hiện mỗi chính sách “giảm nhu cầu”. Trong đó, đón nhận các sản phẩm không khói thay thế cho thuốc lá điếu chính là bước đi chiến lược mà họ cần làm.

Đã đến lúc các quốc gia, đặc biệt những nước có tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá cao như Việt Nam cần siết lại thế “gọng kìm” bao gồm “giảm nhu cầu” và “giảm tác hại”, bởi sự thành công và thất bại của các nước chính là bài học lớn mà Việt Nam không cần phải hy sinh quá nhiều để có được.

Trung Nguyễn

Kiến thức cần biết: Thuốc lá làm nóng không phải thuốc lá điện tử

Thứ 2, 10/05/2021 | 21:15
Thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử đều hoạt động bằng thiết bị điện và giải phóng nicotin, nhưng có sự khác biệt lớn về cấu tạo, cũng như nguyên liệu làm nóng.

Hãng thuốc sở hữu Marlboro gây sốc với tuyên bố ngừng bán thuốc lá

Thứ 2, 10/05/2021 | 13:43
Tập đoàn thuốc lá lừng lẫy Philip Morris tuyên bố sẽ ngừng bán thuốc lá trong 10 năm tới. Vì sao công ty này lại muốn từ bỏ khoản lợi nhuận kếch xù sau hai thế kỷ?

Hải quan "lơ là", để trùm buôn lậu thuốc Bắc "qua mặt" ra sao?

Thứ 7, 03/04/2021 | 07:00
Chi cục phó Hải quan đã “lơ là” trong công tác nghiệp vụ, từ đó “tiếp tay” cho trùm buôn lậu “tuồn” thuốc Bắc vào Việt Nam.
Cùng tác giả

Có thể xử lý hình sự nghệ sĩ Hoài Linh vụ “ôm” hơn 13 tỷ chưa cứu trợ?

Thứ 5, 27/05/2021 | 11:00
Việc Hoài Linh chưa chuyển hơn hơn 13 tỷ đồng vận động cứu trợ miền Trung gây “sóng gió” dư luận. Chúng tôi có cuộc trao đổi với luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) về vụ việc.

TP.HCM: Dự kiến công bố thành lập TP.Thủ Đức vào 31/12

Thứ 4, 23/12/2020 | 18:44
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, Thành phố này dự kiến sẽ làm lễ công bố Nghị quyết thành lập TP.Thủ Đức vào ngày 31/12 tới.
Cùng chuyên mục

Gặp dông lốc, 4 người mất tích trên sông

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:45
Nhóm ngư dân làm lúc rạng sáng không may gặp giông lốc, 4/6 người trên thuyền mất tích. Lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân.

Sừng sững tượng đài chiến thắng giữa lòng chảo Điện Biên

Chủ nhật, 17/03/2024 | 08:51
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Tạp chí Đời sống & Pháp luật – Văn phòng đại diện phía Nam tuyển dụng

Thứ 2, 04/03/2024 | 14:18
Đáp ứng nhu cầu phát triển của Tạp chí, Tạp chí Đời sống & Pháp luật – Văn phòng đại diện phía Nam thông báo tuyển dụng phóng viên.

Bản tin 10/1: Chân dung nam sinh nhặt được gần 88 triệu đồng

Thứ 4, 10/01/2024 | 06:00
Chân dung nam sinh nhặt được gần 88 triệu đồng, mang tới báo thầy cô; Xe ô tô bẹp rúm, tài xế bị thương do đâm đổ tường nhà dân ven đường

Xử lý người đàn ông ở Vũng Tàu “báo chốt” CSGT đo nồng độ cồn

Thứ 6, 06/10/2023 | 19:57
Công an Tp. Vũng Tàu đã mời người đàn ông “báo chốt” cảnh sát giao thông (CSGT) trên Facebook đến làm việc và đang lập hồ sơ để xử lý theo quy định.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Gặp dông lốc, 4 người mất tích trên sông

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:45
Nhóm ngư dân làm lúc rạng sáng không may gặp giông lốc, 4/6 người trên thuyền mất tích. Lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân.