Kình địch "hồi sinh" ở Syria, Nga có còn "đủng đỉnh trên ngai vàng"?

Kình địch "hồi sinh" ở Syria, Nga có còn "đủng đỉnh trên ngai vàng"?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 28/01/2021 08:00

Bàn cờ Syria dự kiến sẽ đón nhận nhiều thay đổi trong thời gian tới khi các thế lực có các động thái mới, nhưng Nga vẫn luôn là quốc gia chiếm thế thượng phong.

Tiêu điểm - Kình địch 'hồi sinh' ở Syria, Nga có còn 'đủng đỉnh trên ngai vàng'?

Lực lượng Nga ở Syria.

Nga vẫn chiếm thượng phong

Nhận định trên Sputnik, nhà phân tích chính trị người Syria Ghassan Kadi, cho rằng sự trở lại của các nhân tố diều hâu dưới thời Barack Obama trong chính quyền Joe Biden có thể gây nguy hiểm cho Syria, nhưng lưu ý điều này cũng không giúp Washington có thêm ảnh hưởng trong khu vực.

Vào ngày 20/1, Damascus đã gửi thông điệp đầu tiên tới Tổng thống Mỹ mới nhậm chức Joe Biden. Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại diện của Syria kêu gọi Nhà Trắng "ngừng các hành động xâm lược và chiếm đóng", rút ​​quân Mỹ khỏi khu vực và dừng mọi nỗ lực "đe dọa chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria”.

Đánh giá sự cân bằng lực lượng hiện tại, chuyên gia Kadi tin rằng cần phải nhấn mạnh vị thế của Chính phủ Syria, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và liên minh của Mỹ. "Đối với các lực lượng quân sự có liên quan, theo tôi, không nghi ngờ gì về việc Damascus và Nga chiếm thế thượng phong lúc này và trong tương lai gần", ông nói.

Giới phân tích đánh giá, chính sách Syria của chính quyền mới không dự kiến ​​sẽ rút quân đội khỏi khu vực. Trước lễ nhậm chức của ông Biden, một đoàn 60 xe bao gồm cả phương tiện chở vũ khí của Mỹ đã tiến vào tỉnh Hasakah của Syria từ Iraq.

Nhưng theo chuyên gia Kadi, ngay cả khi chính quyền Biden đặt thêm nhiều động lực trên đất Syria, thì lực lượng đó cũng không đáng kể để thay đổi cán cân quyền lực. Washington sẽ cần phải tái đối thoại với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Biden sẽ giải quyết chia rẽ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ?

Tuy nhiên, nếu chính quyền Biden cố gắng hàn gắn sức mẻ với Thổ Nhĩ Kỳ và thúc đẩy mối quan hệ giữa Moscow và Ankara, điều đó sẽ thay đổi tình hình trên thực tế, theo chuyên gia Kadi.

"Nếu Mỹ tiến hành lập trường mềm mỏng hơn, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ nhận được sự ủng hộ trong mục tiêu chống lại người Kurd", nhà phân tích chính trị lưu ý.

Theo kịch bản này, Ankara cũng mong đợi Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt vào  tháng 12 đối với quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất, cũng như đưa Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình phát triển tiêm kích F-35.

Tuy nhiên, khả năng này là khó xảy ra, vì Anthony Blinken - cựu quan chức cấp cao của chính quyền Obama và là ngoại trưởng chỉ định của chính quyền Biden hôm 19/1 tuyên bố rằng các hạn chế đối với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bị loại bỏ, thậm chí còn được mở rộng trong tương lai.

Tiêu điểm - Kình địch 'hồi sinh' ở Syria, Nga có còn 'đủng đỉnh trên ngai vàng'? (Hình 2).

Syria có thể sẽ có các bước tiến hòa bình với Damascus.

Tương tự, khó có khả năng chính quyền Biden sẽ rút lại sự hỗ trợ đối với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với nòng cốt là người Kurd vì Blinken từ lâu đã là người đề xuất mạnh mẽ việc trang bị vũ khí cho dân quân người Kurd.

Theo CNBC, có những dấu hiệu khác cho thấy căng thẳng Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ có thể leo thang hơn nữa dưới thời chính quyền mới. Hãng tin này nhắc lại rằng trong một cuộc phỏng vấn tháng 1/2020 với The New York Times, ông Biden đã có những lời lẽ công kích đối với người đồng cấp Erdogan.

Tuy nhiên, kế hoạch quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran của ông Biden có thể tác động tích cực đến tình hình ở Syria, theo Kadi.

"Nếu ông Biden làm dịu căng thẳng với Iran, thì điều này có thể có tác động tích cực đến mối quan hệ của ông với cả Nga và Syria, đồng thời có thể giảm bớt các lệnh trừng phạt ", chuyên gia phân tích gợi ý.

"Mặt khác, điều này lại khiến Israel và có thể là Thổ Nhĩ Kỳ khó chịu, trừ khi Iran chấp nhận rút khỏi các vấn đề của Syria, cũng như trừ khi Biden đồng thời đạt được thỏa thuận xoa dịu với chính quyền Erdogan ".

Syria, Israel và các quốc gia vùng Vịnh

Khi nói đến các đối thủ khác trong khu vực, bao gồm cả Israel và các quốc gia vùng Vịnh, chuyên gia Kadi cho rằng các nước này sẽ không tăng sức ép lên Damascus trong thời gian tới.

Trong khi Israel tiếp tục tấn công các vị trí quân sự của Iran trong khu vực, nhà phân tích chính trị không loại trừ một số loại thỏa thuận hòa bình giữa Damascus và Israel trong tương lai.

Khi nói đến các quốc gia Ả Rập ở Vịnh Ba Tư, nhà phân tích chính trị cho rằng các nước này có thể sẽ tham gia các nỗ lực tái thiết của Damascus. Mặc khác, ông tin rằng Nga sẽ tiếp tục đóng vai trò là một nhà môi giới mạnh mẽ và ngăn khu vực rơi vào hỗn loạn.

"Kể từ khi quân đội Nga vào Syria, tôi đã nói rằng Tổng thống Vladimir Putin đã có một kế hoạch hòa bình toàn diện để đưa tất cả các bên vào bàn đàm phán; điều này là do Nga là cường quốc duy nhất có quan hệ tương đối tốt với tất cả các bên liên quan”, Kadi kết luận.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.