Kinh tế Trung Quốc tăng tốc trong quý I/2022, nhưng vẫn còn các rủi ro

Kinh tế Trung Quốc tăng tốc trong quý I/2022, nhưng vẫn còn các rủi ro

Phạm Thị Thu Thanh

Phạm Thị Thu Thanh

Thứ 2, 18/04/2022 14:41

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, mức tiêu thụ đã suy giảm rõ rệt trong khi sản xuất được duy trì trong tháng 3.

Kinh tế Trung Quốc đã tăng tốc trong quý đầu tiên năm 2022, bất chấp sự bùng phát của dịch Covid-19 dẫn tới việc áp đặt các biện pháp phong tỏa. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trong quý I năm 2022 4,8% so với quý I năm 2021.

Con số quý I/2022 cao hơn mức tăng trưởng 4% trong quý IV/2021, cao hơn mức ước tính trung bình 4,2% theo khảo sát của hãng tin Bloomberg ghi nhận từ các nhà kinh tế.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 18/4, mức tiêu thụ đã suy giảm rõ rệt trong khi sản xuất được duy trì trong tháng 3.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 3 đã giảm 3,5% so với một năm trước, đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ tháng 7/2020. Sản lượng công nghiệp tăng 5%, cao hơn mức dự báo trung bình 4% của các nhà kinh tế. Tăng trưởng đầu tư trong quý đầu tiên chậm lại còn 9,3%, vẫn cao hơn mức ước tính trung bình là tăng 8,4%.

Dữ liệu trên có thể đã không phản ánh được đầy đủ mức độ thiệt hại của các biện pháp phong tỏa Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế. Bởi các lệnh phong tỏa vốn gia tăng vào cuối tháng 3, đặc biệt với việc thành phố Thượng Hải-trung tâm tài chính thương mại 25 triệu dân- thực hiện phong tỏa theo từng giai đoạn.

Kể từ đó, một số vùng khác bao gồm thành phố Tô Châu và các khu vực của thành phố Trịnh Châu cũng đã áp đặt các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt hơn, khiến các doanh nghiệp sản xuất như nhà lắp ráp iPhone quan trọng cho Apple là Pegatron phải tạm ngừng hoạt động.

Thế giới - Kinh tế Trung Quốc tăng tốc trong quý I/2022, nhưng vẫn còn các rủi ro

Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Thượng Hải vào ngày 4/4/2022. Ảnh: Getty Images.

Chi tiêu đã giảm mạnh khi hàng triệu người tiêu dùng buộc phải tuân thủ ở trong nhà, tình trạng thiếu nhân viên vận tải và các vấn đề hậu cần khác cũng dẫn đến việc giao hàng bị chậm trễ. Tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát đã tăng lên tới 5,8% vào tháng 3, mức cao nhất kể từ tháng 5/2020.

Trong bối cảnh các đợt bùng phát dịch vẫn diễn biến phức tạp và Chủ tịch Tập Cận Bình duy trì cách tiếp cận Zero Covid, hãng tin Bloomberg ghi nhận các nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là tăng trưởng nền kinh tế 5,5% vào năm nay.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng phải đối mặt với sức ép từ căng thẳng địa chính trị, lạm phát toàn cầu gia tăng và nhu cầu bên ngoài chậm lại. Hoạt động kinh tế mạnh mẽ trong hai tháng đầu năm 2022 đã thúc đẩy tăng trưởng trong quý đầu tiên.

Trong tuần qua, các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về tăng trưởng kinh tế, đồng thời cam kết thực hiện biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ mạnh mẽ hơn.

Vào hôm 15/4, Ngân hàng trung ương Trung Quốc thông báo sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) cho hầu hết các ngân hàng nước này khoảng 25 điểm cơ bản. Điều này làm giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ, giúp “giải phóng” khoảng 530 tỷ NDT (83,25 tỷ USD) thanh khoản dài hạn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Phạm Hà Thanh (theo Bloomberg, Reuters)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.