Kỳ lạ hồ soda cực kỳ mặn có thể tồn tại cách đây 4 tỷ năm

Chủ nhật, 28/07/2024 09:00

Các nhà khoa học gọi hồ Last Chance ở Canada là hồ "soda", có thể đã tồn tại trên Trái đất cách đây 4 tỷ năm và chứa đựng các thành phần tạo nên sự sống ban đầu trên hành tinh của chúng ta.

Theo một giả thuyết, khi lần đầu xuất hiện trên Trái đất cách đây 4 tỷ năm, hồ Last Chance hay còn gọi là hồ "soda" (bởi nó mặn như baking soda)  sự sống có bề ngoài giống như một vùng đất núi lửa, chẳng có thực vật lẫn động vật.

Báo cáo đăng trên chuyên san Nature, hồ Last Chance tọa lạc trên bình nguyên núi lửa ở tỉnh bang British Columbia (Canada), nhiều khả năng nắm giữ manh mối cho thấy các vùng hồ dồi dào hợp chất carbonate trong giai đoạn Trái đất cổ đại có thể là "cái nôi của sự sống", Thanh niên đưa tin.

Kỳ lạ hồ soda cực kỳ mặn có thể tồn tại cách đây 4 tỷ năm- Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu đi bộ trên bề mặt của Hồ Last Chance. Vào cuối mùa hè, nước đã bốc hơi gần như hoàn toàn, để lại lớp vỏ mặn trên bề mặt. Nhưng nước vẫn tồn tại bên dưới và các trầm tích mềm nằm bên dưới, tạo ra một cấu trúc khá nguy hiểm để đi bộ. (Ảnh: Zack Cohen/Đại học Washington)

Hồ "Soda" là một hồ nước nông, cực kỳ mặn với thành phần hóa học khác thường. Hồ có nồng độ phosphate cao hơn 1.000 lần so với đại dương, khiến nó trở thành một mô hình tương tự cho các điều kiện có thể đã tạo ra sự sống trên Trái đất cách đây khoảng 4 tỷ năm. Mặc dù phosphate được liên kết trong mọi sinh vật sống, nhưng bản thân nguyên tố này lại rất khan hiếm trong tự nhiên.

Kỳ lạ hồ soda cực kỳ mặn có thể tồn tại cách đây 4 tỷ năm- Ảnh 2.

Hồ "Soda" có hàm lượng natri và cacbonat hòa tan cao. Điều này khiến chúng giống như những bát nước chứa một lượng lớn baking soda hòa tan. Thành phần hóa học này cho phép hồ có nồng độ phosphate cao.

Trong các hồ nước ngọt, phosphate hầu như không tồn tại riêng lẻ vì nó liên kết với canxi để tạo thành canxi phosphate - một vật liệu không hòa tan. Nhưng trong các hồ soda, canxi liên kết ưu tiên với cacbonat và magiê, giải phóng phosphate.

Haas, người đứng đầu nghiên cứu về Hồ Last Chance cho biết: "Hàm lượng cacbonat cao chính là chìa khóa tạo nên hàm lượng phốt phát cao trong các hồ này ".

Haas cho biết, đây là kết quả của phản ứng giữa nước ngầm và đá núi lửa nằm bên dưới hồ.

Kỳ lạ hồ soda cực kỳ mặn có thể tồn tại cách đây 4 tỷ năm- Ảnh 3.

Một mảnh vỏ muối từ hồ "Soda" với tảo xanh ở giữa và trầm tích đen ở dưới đáy. (Ảnh: David Catling/Đại học Washington)

Hồ Last Chance đặc biệt hấp dẫn vì có nồng độ phosphate cao nhất trong số tất cả các hồ soda đã biết. Hồ cũng mặn hơn nhiều, khiến sự sống khó có thể tồn tại ở đó so với các hồ soda khác. Các sinh vật lớn nhất mà nhóm của Hass ghi nhận được ở hồ là ruồi nước muối (Ephydridae) và tôm nước muối ( Artemia ).

Các điều kiện khắc nghiệt tại hồ Last Chance mô phỏng một môi trường trên Trái đất thời kỳ đầu, nơi sự sống có thể đã bắt nguồn. Các nhà khoa học mong muốn tìm hiểu về Hồ Last Chance để hiểu biết về môi trường cách đây hàng tỷ năm.

Theo nghiên cứu, hàng tỷ năm trước, những hồ nước tương tự có thể cũng đã tồn tại trên các hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta, bao gồm cả sao Hỏa, theo Tiền phong.

KHÁNH LINH (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.