“Kỳ tích Sông Lam”

“Kỳ tích Sông Lam”

Nguyễn Anh Ngọc

Nguyễn Anh Ngọc

Thứ 2, 12/02/2024 11:30

Nhiều năm trước, Nghệ An chưa phải là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng việc tận dụng những lợi thế đã giúp tỉnh này tạo “cú hích” thu hút FDI.

Dấu ấn thu hút FDI ở Nghệ An

Trong lĩnh vực thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, Nghệ An chậm hơn nhiều so với các địa phương trong cả nước. Trước năm 2015, con số về thu hút FDI của Nghệ An cực kỳ khiêm tốn. Thậm chí, hai tỉnh bên cạnh là Thanh Hoá và Hà Tĩnh đã có riêng cho mình nhưng dự án lớn như Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Sự kiện - “Kỳ tích Sông Lam”

Phối cảnh toàn bộ dự án khu công nghiệp VSIP Nghệ An tại huyện Hưng Nguyên.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An cùng với sự đồng lòng, bám sát các nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã làm tốt chức năng chủ trì, đầu mối tham mưu lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện rất hiệu quả nhiệm vụ phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Nghệ An.

VSIP được lãnh đạo Nghệ An ưu tiên, tiếp cận. Đón được nhà đầu tư này, Nghệ An cũng đồng thời nỗ lực để đồng hành với họ trong công tác giải phóng mặt bằng và đặc biệt là có nhiều ưu tiên trong đầu tư hạ tầng để nhà đầu tư có những điều kiện tốt nhất triển khai dự án.

Bước ngoặt bắt đầu từ đó. Thể hiện nhà đầu tư có uy tín hàng đầu trong kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, VSIP đã nhanh chóng đưa được nhiều doanh nghiệp lớn về thuê đất làm dự án, trong đó các dự án hàng trăm triệu đô như dự án của Luxshare ICT, Everwin... đã đưa tỉnh Nghệ An nằm trong top 10 địa phương thu hút FDI tốt nhất cả nước.

Sự kiện - “Kỳ tích Sông Lam” (Hình 2).

 Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai dự án tại Nghệ An.

Năm 2023, “kỳ tích sông Lam” đã xuất hiện khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Nghệ An có bước tăng trưởng vượt bậc. Lần đầu tiên thu hút FDI không những đạt mốc 1 tỷ USD, mà đã đạt trên 1,6 tỷ USD và tiếp tục 2 năm liền nằm trong top 10 địa phương thu hút FDI tốt nhất cả nước, vượt 219% mục tiêu đề ra.

So với cùng kỳ năm 2022, số vốn đầu tư FDI tăng trên 77%. Với vốn đầu tư FDI thực hiện trong năm 2023 ước đạt 642 triệu USD (đạt 40,3% trên vốn đăng ký) cho thấy các nhà đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Trong những ngày đầu năm 2024, trong khuôn khổ Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2040, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý và Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đăng ký đầu tư 390 triệu USD (tương đương khoảng 9.555 tỷ đồng).

Sự kiện - “Kỳ tích Sông Lam” (Hình 3).

Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung trao Giấy chứng nhận đầu tư và tặng hoa cho các nhà đầu tư vào Nghệ An.

Những tín hiệu đáng mừng trên chứng tỏ tỉnh Nghệ An đang nắm lợi thế trong thu hút đầu tư FDI nhờ có sự chuẩn bị tốt về hạ tầng và một cách làm hay, sáng tạo. Cơ sở để địa phương này bứt tốc, trở thành trung tâm của vùng còn đến từ việc, các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tại Nghệ An đã bắt đầu mở rộng vệ tinh sang các tỉnh lân cận.

Nghệ An tập trung 5 lĩnh vực kinh tế trụ cột, 6 trung tâm đô thị động lực

Mặc dù vậy, hạ tầng và môi trường đầu tư của Nghệ An còn tồn tại không ít bất cập. Trong đó, 2 dự án hạ tầng chiến lược là nâng cấp cảng Hàng không quốc tế Vinh và cảng nước sâu Cửa Lò triển khai thủ tục đang chậm so với kế hoạch đề ra có thể khiến Nghệ An bỏ lỡ nhiều cơ hội.

Xác định “điểm nghẽn” này, trong các cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung khẳng định, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung xây dựng và triển khai kịp thời các kế hoạch, chương trình, đề án nhằm cụ thể hóa quy hoạch tỉnh; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch vùng sau khi phê duyệt, gắn với tiếp tục thực hiện tốt các Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.

Sự kiện - “Kỳ tích Sông Lam” (Hình 4).

Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Việt Nam, tại tỉnh Nghệ An.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 quy hoạch tỉnh hướng đến là xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Tầm nhìn đến năm 2050, Nghệ An là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại của cả nước và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là động lực phát triển quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đạt mức cao; các giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống, hệ sinh thái tự nhiên được bảo tồn và phát huy; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.

Sự kiện - “Kỳ tích Sông Lam” (Hình 5).

Nhà đầu tư Hoàng Thịnh Đạt chi 1.900 tỷ đồng làm khu công nghiệp hơn 330ha tại Nghệ An.

Theo quy hoạch được phê duyệt, Nghệ An sẽ tập trung phát triển 2 khu vực động lực tăng trưởng, gồm thành phố Vinh mở rộng và Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An mở rộng.

Tỉnh thực hiện 3 đột phá chiến lược theo quy hoạch. Đó là hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh mang tính cạnh tranh vượt trội gắn với cải cách hành chính. Tăng cường phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành.

Phát triển 5 ngành, lĩnh vực trụ cột gồm: Phát triển công nghiệp, trọng điểm là công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ; Phát triển thương mại, dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục và đào tạo, y tế chất lượng cao; Phát triển du lịch dựa trên 3 loại hình chính gồm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao, biển và du lịch sinh thái, mạo hiểm gắn với cộng đồng; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Tập trung đầu tư 6 trung tâm đô thị: Đô thị Vinh mở rộng, đô thị Hoàng Mai (phát triển gắn với Quỳnh Lưu), đô thị Thái Hòa (phát triển gắn với Nghĩa Đàn), đô thị Diễn Châu, đô thị Đô Lương, đô thị Con Cuông.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.