Ký ức đắng lòng của ni sư gần nửa đời làm thiện nguyện

Ký ức đắng lòng của ni sư gần nửa đời làm thiện nguyện

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
0
Nhắc đến chùa Bồ Đề, người ta nghĩ ngay đến sư thầy Thích Đàm Lan, người mẹ của hàng trăm đứa con không phải do mình sinh ra, người con hiếu thảo của biết bao cụ già và người chị của biết bao cô gái "thất cơ lỡ vận" không có quan hệ ruột thịt. Với tấm lòng yêu thương con người với con người, hơn 20 năm qua, bà coi làm việc thiện như một điều không thể thiếu, như ngấm vào máu.

"Người mẹ hiền của trăm con"

Nằm nép mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, chùa Bồ Đề thuộc phường Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) khuất hẳn dòng người xuôi ngược ra vào thành phố, xa hẳn những âm thanh thường ngày của cuộc sống nơi Thủ đô hoa lệ ồn ào và náo nhiệt.

Từ trong thành phố đi qua cầu Chương Dương rẽ phải khoảng 1km, chùa Bồ Đề không chỉ là nơi để các phật tử và nhân dân đến thắp hương lễ phật, mà ngôi chùa này còn được biết đến như một "cửa thiện" cứu giúp các mảnh đời bất hạnh, không may mắn đến nương nhờ.

Pháp luật - Ký ức đắng lòng của ni sư gần nửa đời làm thiện nguyện

Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề rất quấn vị trụ trì Thích Đàm Lan

Trong tâm trí của trụ trì chùa Bồ Đề vẫn nhớ như in việc tiếp nhận đứa trẻ đầu tiên: "Gần 20 năm trước, một phụ nữ mang đến chùa một bé sơ sinh. Khi đó, đứa trẻ đang trong tình trạng rất nguy kịch, yếu ớt, rốn chưa rụng, da thịt tím tái vì bị bỏ ngoài đường suốt đêm. Trước tình cảnh như vậy, sư thầy Thích Đàm Lan đã cùng mọi người đưa cháu bé đi cấp cứu. Cũng từ đó, nhiều người biết đến ngôi chùa Bồ Đề đã "hồi sinh em bé". Kể từ đó, nhà chùa đón nhận tất cả những cháu bé bị bỏ rơi, lang thang, không nơi nương tựa về cưu mang cho ăn học tử tế.

Ni sư Thích Đàm Lan kể: "Nửa tháng trước có một cô gái trẻ mới 12 tuổi hạ sinh một em bé khá xinh xắn, nhưng vì nhiều lý do mà không thể nuôi được nên nhờ nhà chùa giúp đỡ. Hoàn cảnh cô này cũng rất tội nghiệp: Bố thì mất, mẹ đi lấy chồng. Chán và buồn nên bỏ học đi lang thang, sau đó cô mang thai và sinh em bé xong thì viết giấy để lại nhờ nhà chùa nuôi giúp: "Con còn ít tuổi quá nên không thể nuôi dạy đứa trẻ này nên nhờ sư thầy thương lấy cháu nuôi và dạy dỗ cháu". Đến nay, đứa trẻ này đã được 14 ngày tuổi, khỏe mạnh và rất đáng yêu".

Trong kí ức của sư thầy Thích Đàm Lan vẫn còn nhớ, vào một đêm mưa gió năm 1989, sư thầy bị đánh thức bởi tiếng khóc của trẻ sơ sinh ngay ở phía ngoài cổng chùa. Tiếng khóc phát ra từ một cái làn đặt ngay cổng chùa. Toàn thân đứa bé đã tím tái "cắt không ra giọt máu" và lạnh ngắt. Nhanh chóng, sư thầy ôm lấy sinh linh bé nhỏ vào lòng rồi cùng mọi người sơ cứu cháu bé bằng việc đốt lửa sưởi ấm, đút từng thìa nước đường ấm, từng giọt sữa rót vào miệng đứa trẻ. Giây phút nhìn môi đứa trẻ mấp máy, đôi bàn tay quơ quơ khiến bà thấy lòng vừa hạnh phúc vừa nghẹn ngào thương cảm.

Tất cả các cháu đều được sư thầy nuôi nấng và dạy dỗ chu đáo, coi như con. Khi đến tuổi đi học các cháu đều được cắp sách đến trường, tất cả mọi chi phí do nhà chùa chu cấp. Mỗi tháng tiền ăn tiền học của các cháu rất tốn kém, quả là việc không hề dễ dàng. Thế nhưng, chưa một lần sư thầy Đàm Lan xin tiền để trang trải cho các em. Tất cả đều do các nhà hảo tâm tự nguyện quyên góp và ủng hộ. Nhưng những khoản đóng góp cũng chỉ được một phần nào đó, nên mọi chi phí, sư thầy luôn phải tính toán sao cho hợp lý.

Cho đến nay, nhiều em đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, có việc làm ổn định và lập gia đình riêng, cuộc sống hạnh phúc, nhưng vẫn không quên nơi đã cưu mang đùm bọc mình là chùa Bồ Đề và đặc biệt là sư thầy Đàm Lan. Vào các ngày nghỉ, ngày lễ, các em thường lui tới chùa Bồ Đề phụ giúp việc chăm sóc những cháu nhỏ đang được nhà chùa nuôi dưỡng.

Tấm lòng nhân ái bao dung, đôn hậu của những ni cô chùa Bồ Đề đã giúp đỡ và cưu mang hàng trăm em vơi đi sự thiệt thòi, tủi phận và nỗi mặc cảm của bản thân để sống có ích với chính bản thân các em và sau đó là xã hội, cộng đồng. Ni sư Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề chia sẻ: "Hàng trăm trẻ được nhà chùa đón nhận cho ăn học nay đã hòa nhập với cộng đồng và có công việc ổn định".

Nhà chùa không chỉ là nơi đón nhận các em nhỏ không may mắn mới lọt lòng đã bị bố mẹ bỏ rơi, trẻ em lang thang vì bức tranh gia đình tan vỡ, bên cạnh đó nơi đây còn là mái ấm của các cụ già cô đơn, không nơi nương tựa. Mỗi cụ già đều có một hoàn cảnh khốn khổ, đáng thương khác nhau. Hai khu nhà riêng biệt, các cụ ông, cụ bà sống tách biệt thành hai khu. Cụ nào còn khỏe thì giúp nhà chùa quét dọn, kiếm củi và làm những việc lặt vặt khác. Ai già yếu thì không phải làm, có người chăm sóc và thuốc men khi ốm đau.

Trường hợp của cụ NghiêmThị Áu, (81 tuổi, quê ở Thanh Oai, Hà Nội). Không chồng không con nên đã nhận con nuôi. Sau bao nhiêu năm một mình khó nhọc nuôi con vất vả, các con đến khi trưởng thành lại nhẫn tâm đuổi mẹ đi và lấy hết sạch tiền bạc để nướng vào cờ bạc và ăn chơi. Cụ đã tìm đến nương nhờ cửa Phật, làm bạn với những người cùng cảnh ngộ và vui vầy bên các cháu trong chùa.

Pháp luật - Ký ức đắng lòng của ni sư gần nửa đời làm thiện nguyện (Hình 2).

Sư thầy Thích Đàm Lan nhận danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú năm 2011"

Cơ duyên với việc thiện

Dường như sư thầy Thích Đàm Lan sinh ra để tu hành, làm những việc thiện và cứu rỗi những mảnh đời bất hạnh, mang lại hạnh phúc, cuộc sống cho những con người không may, số phận hẩm hiu. Bà sinh năm 1956 trong một gia đình nhà nho, đông anh chị em ở huyện Thanh Hà, Hải Dương. Trong số bảy anh chị em của bà thì có đến sáu người xuất gia tu hành, duy nhất có người anh cả sau khi xuất ngũ về lập gia đình để chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.

Trong kí ức tuổi thơ của ni sư Đàm Lan là những lần lẽo đẽo theo bà đi chùa khấn Phật, làm phước cho những người nghèo khó, hoàn cảnh đặc biệt. Đêm đến, bà lại được nghe mẹ kể về những câu chuyện từ bi, cứu khổ, cứu nạn. Cũng chính những năm tháng tuổi thơ ấy, những câu kinh kệ, giáo huấn của Phật về đạo làm người, đối nhân xử thế, từ bi, hỉ xả đã dần thấm vào tâm hồn của bà từ lúc nào không hay.

Năm 13 tuổi, bà bắt đầu vào chùa học các lớp giáo lí nhà Phật, đến năm 16 tuổi thì xuất gia tu hành. Như cơ duyên đã đưa bà về chùa Bồ Đề, nơi giúp bà tu dưỡng và khởi nguồn cho những việc làm "tốt đời, đẹp đạo" mà cả đời mình theo đuổi.

Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực với suy nghĩ: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", sư thầy đã nhân rộng tình yêu thương trong cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn để họ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ đến những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Sự đóng góp của sư thầy Thích Đàm Lan đã được Tp. Hà Nội ghi nhận và trao tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú 2011".

Chiều đến, khu vực cổng chùa Bồ Đề như sôi động hẳn lên bởi những âm thanh quen thuộc, thường nhật của cuộc sống. Tiếng trẻ con bi bô tập nói, tiếng nô đùa của trẻ nhỏ và tiếng í ới chào hỏi của những đứa trẻ đi học về, tiếng dao thớt chuẩn bị cho bữa cơm chiều,... Nhìn nụ cười rạng rỡ trên những tâm hồn trẻ thơ non nớt, nét mặt tươi tắn hạnh phúc hiện trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của các cụ già. Có lẽ đây chính là nguồn động lực và phần thưởng vô giá để sư thầy Thích Đàm Lan tiếp tục thiện nguyện giúp người như bà nói đó là "cái duyên trời cho".

Hiện tại, nhà chùa đang cưu mang 142 cháu, 41 cụ già lang thang không nơi lương tựa, 49 cô gái lang thang, hoàn cảnh đặc biệt éo le và khó khăn. Đặc biệt đáng thương, nhiều em bị nhiễm HIV, tâm thần, bại não, thiểu năng trí tuệ. Trong số các cô gái "thất cơ lỡ vận", nhà chùa cũng tạo điều kiện cho các cô có công ăn việc làm bằng cách chăm lo cho các cháu nhỏ bị bỏ rơi, chăm lo các cụ già ốm yếu, bệnh tật. Ngoài cơm nước nhà chùa nuôi, các cô cũng được một khoản tiền là 2 triệu đồng/tháng để chi tiêu".

Thiên Vũ


Cùng chuyên mục

Kiên Giang: Bắt tạm giam đối tượng hiếp dâm cháu ruột

Thứ 6, 29/03/2024 | 19:35
Một người đàn ông ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang) sau khi đi nhậu về đã khống chế cháu ruột trong nhà vệ sinh rồi thực hiện hành vi đồi bại.

Lời khai của vợ thuê chồng vận chuyển hơn 1.300 viên ma túy về bán kiếm lời

Thứ 6, 29/03/2024 | 19:00
Khi công an triệu tập Trương Thị Hương để đấu tranh, đối tượng khai nhận đã thuê chồng vận chuyển ma túy về bán kiếm lời.

VNDIRECT bị đánh sập: Làm sao tính thiệt hại để yêu cầu bồi thường?

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:19
Để được bồi thường, các nhà đầu tư phải có trách nhiệm chứng minh thiệt hại, trong khi việc chứng minh cũng có nhiều khó khăn.

Vụ vẽ dự án ma để lừa đảo trăm tỷ: Nữ giám đốc chi nhánh chối tội

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:37
Bị cáo Hồ Thị Kim Ngân không nhận tội và cho rằng vì tin tưởng bị cáo Kha nên làm theo ký vào hợp đồng và không có thu lợi.

Vụ bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân: Ai có trách nhiệm trả tiền cho khách hàng?

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:25
Liên quan vụ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân Bùi Thị Hoài Anh lừa đảo chiếm đoạt tài sản 338 tỷ đồng. Dư luận đặt câu hỏi ai có trách nhiệm trả tiền cho khách?
     
Nổi bật trong ngày

Công an Tp.Vũng Tàu thu giữ hơn 20kg nghi ma túy cocaine

Thứ 6, 29/03/2024 | 12:28
Phát hiện bao tải nghi chứa ma túy, Tuấn không giao nộp cho cơ quan chức năng mà cất giấu, tàng trữ với mục đích bán kiếm lời cho các “con nghiện”.

Lên mạng xã hội tìm "của lạ", người đàn ông bị lừa 600 triệu đồng

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:20
Lên mạng tìm "của lạ" trong lúc đi công tác, người đàn ông ở tỉnh Gia Lai đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 600 triệu đồng.

Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau trong đêm ở Hà Nội

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:19
Ngày 27/3, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Gây rối trật tự công cộng, tạm giữ hình sự đối với 26 đối tượng có độ tuổi từ 16-20.

Giám đốc “bùng tiền” vay nợ lĩnh 20 năm tù sau 16 năm trốn chạy

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:26
Chiều 27/3 ,TAND TP.Hà Nội xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Quyền (SN 1954, Tây Hồ, Hà Nội) 20 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đề nghị truy tố 24 bị can trong đường dây khai thác cát trái phép

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:49
Công an Tp.Hồ Chí Minh đã kết thúc điều tra vụ án khai thác cát trái phép, chuyển hồ sơ cho Viện KSND Tp.Hồ Chí Minh đề nghị truy tố 24 bị can trước pháp luật.