Theo Middle Easteye, trong bất kỳ cuộc đụng độ nào trong tương lai giữa Israel và lực lượng Hezbollah, Iran hoặc Syria ở Lebanon hoặc Syria, trung gian môi giới có thể sẽ là Nga, không phải Mỹ.
Một loạt thương vụ do Nga làm trung gian giữa Syria và Israel gần đây đã thu hút sự chú ý của giới phân tích.
Hồi tháng 12, các giám đốc an ninh của Israel và Syria được cho là đã gặp nhau tại căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria, trong khi các lực lượng Nga trong tháng này đã khai quật một nghĩa trang của người Palestine ở Damascus với mục đích hồi hương hài cốt của một số người Israel.
Cũng trong tháng này, Matxcơva đã môi giới thành công thỏa thuận theo đó Damascus trả lại một thường dân Israel để đổi lấy các tù nhân bị giam giữ trong nhà tù của Israel và những liều vắc xin ngừa virus Corona trị giá 1,2 triệu USD của Nga.
Đối với hai quốc gia vốn có xung đột, những cuộc tiếp xúc thường xuyên như vậy là rất hiếm, khiến một số người suy đoán rằng điều này có thể đánh dấu nỗ lực phối hợp đáng nể của Nga trong việc dàn xếp một thỏa thuận hòa bình.
Với việc Israel gần đây đã bình thường hóa quan hệ với UAE, Bahrain, Maroc và Sudan, liệu Syria có thể là nước tiếp theo trong danh sách?
Những kế hoạch huyền ảo
Tuy nhiên, tác giả Roger Boyes của tờ Times cho rằng có thể ông Putin sẽ là một nhà hòa giải hòa bình ở Trung Đông bằng cách đẩy Iran khỏi Syria để đổi lấy việc Israel trả lại Cao nguyên Golan đã bị chiếm đóng. Nhưng những kế hoạch như vậy có vẻ viển vông và cũng có thể là động cơ sai lầm của Israel, Syria và Nga.
Những lý do của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có lẽ mang tính địa chiến lược hơn cả. Ông phải đối mặt với một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 3 và ông có xu hướng đóng vai một chính khách quốc tế để tăng sức hấp dẫn với cử tri. Việc đảm bảo đưa một công dân trở về nước an toàn cũng như quy tập hài cốt của các cựu quân nhân - điều đặc biệt được coi trọng ở Israel, có thể mang đến danh tiếng hơn nữa cho ông Benjamin Netanyahu và ông rất muốn nhấn mạnh “mối quan hệ cá nhân ” của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Matxcơva luôn xem mình là nhà môi giới không thể thiếu của khu vực: một cường quốc có quan hệ với tất cả các nước lớn - Israel, Syria, Iran và thậm chí cả Hezbollah.
Quan hệ thân thiết với ông Putin của nhà lãnh đạo Israel cũng có thể có những nguyên nhân khác. Mối quan hệ với chính quyền mới của ông Biden ở Mỹ vốn đã căng thẳng, do sự gần gũi của ông Netanyahu với cựu Tổng thống Donald Trump và mối quan hệ căng thẳng với cựu Tổng thống Barack Obama.
Tổng thống Joe Biden rõ ràng đã đợi một tháng sau khi nhậm chức mới gọi điện cho nhà lãnh đạo Israel. Công khai tuyên bố ông Putin là bạn và cảm ơn ông vì sự hòa giải của ông của nhà lãnh đạo Israel sẽ gửi một thông điệp tới Nhà Trắng rằng nếu quan hệ thân thiết với Mỹ trở nên xa vời, Israel sẽ tìm tới những người khác.
Tuy nhiên, đây vẫn là một chặng đường dài để Israel chấp nhận một nền hòa bình do Nga làm trung gian với Syria. Thứ nhất, Israel phải đặt câu hỏi liệu Moscow có thể mang lại một nền hòa bình như vậy hay không. Israel có thể sẽ muốn loại bỏ tất cả các lực lượng đồng minh của Iran, bao gồm cả Hezbollah, khỏi Syria và Lebanon, điều mà Moscow không muốn.
Thứ hai, liệu Israel có thực sự muốn một thỏa thuận như vậy hay không? Cao nguyên Golan có giá trị chiến lược và kinh tế đáng kể.
Tầm quan trọng mang tính tượng trưng
Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng không mấy quan tâm đến một thỏa thuận hòa bình. Trong khi Golan vẫn giữ được tầm quan trọng mang tính biểu tượng đối với chính quyền của ông.
Trong khi Nga hiện là quốc gia bên ngoài thống trị ở Syria, Tổng thống Assad vẫn thu được lợi ích từ Iran và các lực lượng dân quân đồng minh của họ.
Ngoài ra, vẫn chưa rõ liệu hòa bình với Israel có giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của Damascus hay không. Trong khi thực tế Israel rất cần tiền và đầu tư, nhưng một nền hòa bình của Israel do Nga làm trung gian sẽ không giúp mở khóa các quỹ đầu tư quốc tế theo cách mà một tổ chức do Mỹ lãnh đạo sẽ làm.
Về mặt chính trị, một thỏa thuận hòa bình với Israel cũng sẽ rất rủi ro.
Và việc ông Assad đồng ý với các thỏa thuận gần đây dường như là kết quả từ sức ép của Nga.
Việc ông Assad chấp nhận các thỏa thuận rõ ràng đơn thuần là nhằm xoa dịu Nga.
Vậy mục tiêu của Nga là gì? Thay vì là bước đầu tiến tới các cuộc đàm phán hòa bình Syria-Israel, những thỏa thuận này thể hiện tính liên tục trong chiến lược của ông Putin kể từ khi Nga trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột Syria vào năm 2015. Moscow tự coi mình là nhà môi giới không thể thiếu của khu vực: Một cường quốc có quan hệ với tất cả những người chơi chính - Israel, Syria, Iran và thậm chí cả Hezbollah.
Điều này đã cho phép họ nâng cao tầm ảnh hưởng và tầm ảnh hưởng trong khu vực của họ là điều Mỹ phải kiêng nể. Trong bất kỳ cuộc đụng độ nào trong tương lai giữa Israel và lực lượng Hezbollah, Iran hoặc Syria ở Lebanon hoặc Syria, bên trung gian có thể sẽ là Nga, không phải Mỹ.