Là nước giàu dầu mỏ, Nigeria đã không được hưởng lợi từ giá dầu cao

Là nước giàu dầu mỏ, Nigeria đã không được hưởng lợi từ giá dầu cao

Chủ nhật, 24/07/2022 | 12:29
0
Nigeria đang tiếp tục chiến đấu với nạn trộm cắp dầu, phá hoại đường ống, chi phí trợ cấp xăng dầu nhập khẩu quá cao trong khi sản lượng dầu trong nước trì trệ.

Nigeria được biết tới là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn hàng đầu tại châu Phi và là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tuy nhiên, không giống như các quốc gia sản xuất dầu thô lớn khác, Nigeria đã không thu lợi được từ việc giá dầu cao hiện nay. 

Trong 4 tháng đầu năm 2022, chính phủ Nigeria thu về 1,63 nghìn tỷ Naira (3,8 tỷ USD), thấp hơn 49% so với mục tiêu và ít hơn 1,94 nghìn tỷ Naira cần thiết để trang trải các khoản nợ, nguyên nhân do nguồn thu từ dầu mỏ thấp hơn so với dự báo. Doanh thu từ dầu mỏ của quốc gia đạt 1,23 nghìn tỷ Naira, thấp hơn 61% so với dự báo cho giai đoạn này, dữ liệu từ trang web của Văn phòng Ngân sách Nigeria. 

Tổng số nợ chưa thanh toán của Nigeria là 100,7 tỷ USD, tương đương 23% tổng sản quốc nội (GDP) tính đến ngày 31/3 năm nay, theo Văn phòng Quản lý Nợ Nigeria. 

Bộ trưởng Tài chính Nigeria Zainab Ahmed cho biết quốc gia này đã không được hưởng lợi từ việc giá xăng dầu ở mức cao. Nigeria đang tiếp tục chiến đấu với nạn trộm cắp dầu và phá hoại đường ống. Chi phí trợ cấp xăng dầu nhập khẩu quá cao trong khi sản lượng dầu thô trong nước trì trệ đã làm suy yếu tài chính công của nền kinh tế lớn hàng đầu châu Phi này.

Theo dữ liệu sản xuất dầu thô của OPEC, Nigeria sản xuất 1,299 triệu thùng dầu/ngày trong quý đầu tiên năm nay. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống còn 1,133 triệu thùng/ngày vào quý II/2022, giảm 166 nghìn thùng/ngày so với quý trước.

Thế giới - Là nước giàu dầu mỏ, Nigeria đã không được hưởng lợi từ giá dầu cao

Bà Zainab Ahmed, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nigeria. Ảnh: punchng.com.

Không giống như các nhà sản xuất dầu lớn khác được hưởng lợi từ giá dầu thô cao hơn, Nigeria có công suất lọc dầu không đáng kể và buộc phải nhập khẩu gần như toàn bộ lượng xăng mà nước này tiêu thụ.

Nigeria chỉ có 4 nhà máy lọc dầu thô với tổng công suất 445 nghìn thùng/ngày, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên tình trạng hư hỏng của các nhà máy lọc dầu đã khiến nước này phải nhập khẩu phần lớn các sản phẩm tinh chế. Một nhà máy lọc dầu mới công suất 650 nghìn thùng/ngày ở Nigeria dự kiến ​​sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào quý 4 năm nay.

Do giá toàn cầu hiện nay tăng cao, Nigeria đang bán xăng cho người tiêu dùng ở mức lỗ để giữ giá xăng ở mức 162,5 Naira/ lít (39 xu). Vào tháng 4 vừa qua, Quốc hội Nigeria đã thông qua khoản trợ cấp xăng dầu trị giá 4 nghìn tỷ Naira (9,6 tỷ USD) cho năm 2022, sau khi Tổng thống Muhammadu Buhari yêu cầu thêm nguồn vốn để bù đắp giá nhiên liệu toàn cầu gia tăng do tác động từ xung đột Nga - Ukraine.

Hồi tháng 8/2021, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đã ký một đạo luật nhằm chấm dứt các khoản trợ cấp xăng dầu tốn kém vào tháng 2 năm nay. Nhưng sau đó ông đã đi ngược quyết định này, thay vào đó là gia hạn trợ cấp thêm 18 tháng để ngăn chặn các cuộc biểu tình về nhiên liệu.

Bộ trưởng Tài chính Nigeria Zainab Ahmed chia sẻ: "Kết quả doanh thu dự kiến ​​sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2022 do những nỗ lực phối hợp nhằm giải quyết nạn trộm cắp dầu và phá hoại đường ống".

Ông Roger Brown, Giám đốc điều hành của Công ty dầu khí Seplat hàng đầu Nigeria, nhận định nước này có nguồn tài nguyên dầu thô và khí đốt dồi dào, tuy nhiên điều này chỉ có thể chuyển thành giá trị nếu được khai thác đúng cách.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nigeria trong tháng 6 vừa qua đã tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái, là tháng thứ 5 liên tiếp tăng và là mức cao nhất kể từ tháng 1/2017.

Phạm Hà Thanh (theo Oil Price, Reuters, Bloomberg)

Sri Lanka vỡ nợ, người dân trở lại với bếp củi để nấu ăn

Thứ 5, 07/07/2022 | 07:00
Khí đốt đã trở nên khan hiếm hoặc quá đắt đỏ so với khả năng chi trả của người dân, những người dùng bếp điện cũng chật vật do tình trạng cắt điện triền miên.

Sri Lanka vỡ nợ, dự báo khủng hoảng kinh tế kéo dài

Thứ 4, 06/07/2022 | 09:28
Quốc đảo ở Ấn Độ Dương này đã trải qua nhiều tháng lạm phát cao và cắt điện triền miên, chính phủ cạn kiệt ngoại tệ để nhập khẩu hàng thiết yếu.

EU hỗ trợ 1,3 tỷ USD giúp Nigeria đa dạng hóa nền kinh tế

Thứ 3, 05/07/2022 | 08:52
Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi, có nguồn thu phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu mỏ trong khi nhập khẩu các lương thực quan trọng từ vùng Biển Đen.

Nigeria ngừng bay nội địa do giá nhiên liệu hàng không tăng vọt

Chủ nhật, 08/05/2022 | 10:02
Nigeria gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu nhiên liệu máy bay, dẫn tới việc thị trường nội địa dễ bị biến động.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.