Lăng kính chứng khoán 22/5: Thị trường dao động cao nhất ở mức 1.120

Phạm Hồng Nhung

Phạm Hồng Nhung

Thứ 2, 22/05/2023 06:29

Nếu thị trường có một nhịp điều chỉnh để các cổ phiếu có mức chiết khấu tốt hơn thì nhà đầu tư sẽ có vị thế tốt hơn để giải ngân, không nên mua đuổi, vượt nền giá.

Trong tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến giằng co chỉ số VN-Index dao động trong vùng 1.058 - 1.077 điểm, và chốt tuần tại tại mức 1.067 điểm, gần như không đổi so với cuối tuần trước đó. Điểm tích cực là thanh khoản thị trường tiếp tục có sự cải thiện so với tuần trước đó.

Theo quan sát của Chứng khoán VNDirect, dòng tiền trong nước đã bắt đầu quay trở lại thị trường trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trong nước dần hạ nhiệt. Dòng tiền đã có sự cải thiện, tuy nhiên để thị trường có thể bứt phá qua vùng kháng cự mạnh 1.080 - 1.100 điểm thì cần thêm những thông tin hỗ trợ từ chính sách trong nước.

Cụ thể, nhà đầu tư đang rất chờ đợi thêm một đợt giảm lãi suất điều hành nữa của Ngân hàng Nhà nước cũng như chính sách giảm thuế VAT 2% nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Những chính sách này nếu được thông qua trong thời gian tới có thể là cú hích để chỉ số VN-Index thiết lập lại xu hướng tăng điểm và hướng đến các cột mốc cao hơn trong giai đoạn tới.

Ông Nguyễn Trọng Minh, Trưởng phòng môi giới, CTCK Yuanta Việt Nam – Co-Founder BigStock, Quản lý tài sản và ông Đoàn Đức Thắng, Chuyên viên tư vấn đầu tư, Khối khách hàng cá nhâ CTCK Rồng Việt đều chung quan điểm rằng chỉ khi các vấn đề còn tồn đọng trên thị trường (gỡ khó cho trái phiếu doanh nghiệp,...) được giải quyết, lúc đấy VN-Index mới có thể tăng trưởng thực sự.

Các thông tin tốt chưa đủ để thúc thị trường tăng mạnh

Người Đưa Tin: Mặc dù báo cáo của các công ty chứng khoán đều chung nhận định thị trường sẽ có sự tăng trưởng trong thời gian tới, vậy thời điểm tăng thực sự là khi nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Minh: Theo quan điểm của tôi về bối cảnh thị trường hiện tại, thị trường đã trải qua giai đoạn giảm nhanh và mạnh nhất. Tuy nhiên, giai đoạn đi xuống vẫn chưa kết thúc, nhiều cổ phiếu vẫn đang cho tín hiệu phân phối với thanh khoản rất lớn.

Do đó, thị trường sẽ hình thành các sóng lên – xuống trong vùng 900-1.100, càng về sau mức độ biến động sẽ giảm dần và thanh khoản cũng sẽ giảm dần theo. Thị trường sẽ thực sự tăng và bước vào chu kì mới khi tất cả các vấn đề xấu của nền kinh tế được bung ra và các giải pháp giải quyết các vấn đề này được đưa ra.

Ông Đoàn Đức Thắng: Quan điểm của cá nhân tôi, chỉ số VN-Index vẫn trong khoảng thời gian sideway (đi ngang) quanh khu vực 1.000-1.120 và rất khó có thể giảm được sâu hơn trong khu vực này. Các sự kiện khó khăn nhất được đánh giá với một thị trường chứng khoán đã qua, còn thông tin tốt dường như không đủ để thúc thị trường tăng mạnh mẽ, ít nhất là trong năm nay.

Tài chính - Ngân hàng - Lăng kính chứng khoán 22/5: Thị trường dao động cao nhất ở mức 1.120

Biểu đồ phân tích kỹ thuật VN-Index.

NĐT: Thời gian qua, thị trường có diễn biến tiêu cực khi khối ngoại bán ròng mạnh 489 tỷ đồng. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực bán mạnh trong đợt rút ròng liên tiếp này, ông đánh giá thế nào về diễn biến khối ngoại?

Ông Nguyễn Trọng Minh: Việc mua bán ngắn hạn của khối ngoại có nhiều lí do tác động. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì dòng tiền ngắn hạn của khối ngoại chịu ảnh hưởng nhiều bởi tỉ giá. (Khi tỉ giá tăng, đồng USD có giá hơn, dòng tiền khối ngoại sẽ rút ra và ngược lại)

Trong 2 tuần gần đây, NHNN đã tăng liên tục tăng tỉ giá trung tâm, điều này báo hiệu có thể sẽ có một đợt tăng tỉ giá ngắn hạn vào thời gian tới. Con số khối ngoại bán ròng 489 tỷ đồng là một con số không lớn so với thanh khoản thị trường chung, vì vậy, nhà đầu tư cũng không cần quá quan tâm đến dòng tiền khối ngoại trong ngắn hạn.

Ông Đoàn Đức Thắng: Việc khối ngoại bán ròng mạnh 489 tỷ đồng, theo cá nhân tôi, đó là điều xấu nhưng có thể lường trước được. Việc Fed tăng lãi suất 0,25% vào hồi đầu tháng 5 và việc NHNN giảm lãi suất điều hành từ hồi tháng 3 đến thời điểm hiện tại đã khiến khoảng trống giữa lãi suất các nền kinh tế lớn trên thế giới và nước ta rộng hơn. Dòng tiền khối ngoại sẽ bị hút trở về nước họ (nơi có nền lãi suất tốt hơn) và rút khỏi nước ta (nơi có nền lãi suất thấp hơn).

Việc khối ngoại tập trung bán ròng ở nhóm ngân hàng, tôi đánh giá rằng từ quý II/2023, nhiều ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc cân đối giữa huy động và cho vay (trên thực tế huy động đã không bắt kịp được với cho vay kể từ đầu năm nay) do lãi suất huy động đang kém hấp dẫn dần mà nhu cầu vay của các doanh nghiệp phục vụ mục đích đảo nợ hiện tại vẫn đang rất cao.

Dự báo thời gian tới sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức bị nhảy sang nhóm nợ 2,3. Điều này cũng làm ảnh hưởng tương đối đến BCTC của ngành ngân hàng.

Cổ phiếu năng lượng, điện lên ngôi

NĐT: Nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ liệu còn hấp dẫn để đầu tư trong thời điểm này? Nhà đầu tư nên hướng đến những nhóm ngành nào và nên giải ngân trong giai đoạn thị trường ở mức bao nhiêu điểm, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Minh: Giai đoạn vừa rồi, có rất nhiều nhóm cổ phiếu đi lên. Tuy nhiên, đa phần trong nhóm các cổ phiếu đi lên là các cổ phiếu đang trong giai đoạn đi xuống và chưa hoàn tất việc “phân phối”. Do đó, trước khi ra quyết định MUA bất cứ cổ phiếu nào, nhà đầu tư cần trả lời câu hỏi “Cổ phiếu đang ở đâu trong chu kì biến động giá?”

Nếu cổ phiếu đang trong giai đoạn đi xuống và chưa phân phối xong thì chiến lược đầu tư sẽ là giao dịch ngắn hạn, chỉ mua khi giá cổ phiếu có mức chiết khấu mạnh, không mua đuổi, mua vượt nền giá. Còn nếu cổ phiếu đã kết thúc giai đoạn đi xuống và có tín hiệu hình thành một xu hướng đi lên mới thì nhà đầu tư nên mua vào tại các điểm bật tăng, các điểm hỗ trợ khi cổ phiếu điều chỉnh và nắm giữ.

Về cơ hội hiện tại, tôi cho rằng nếu thị trường có một nhịp điều chỉnh để các cổ phiếu có mức chiết khấu tốt hơn thì nhà đầu tư sẽ có vị thế tốt hơn để giải ngân.

Có 2 chiến lược đầu tư giai đoạn này nhà đầu tư có thể tham khảo. Đầu tiên là mua các cổ phiếu thị trường có mức chiết khấu mạnh nhất như dòng chứng khoán, ngân hàng, thép,… Thứ hai là mua các cổ phiếu hưởng lợi từ bối cảnh vĩ mô/câu chuyện riêng như mía đường, dầu khí.

Tài chính - Ngân hàng - Lăng kính chứng khoán 22/5: Thị trường dao động cao nhất ở mức 1.120  (Hình 2).

Giá đường tương lai (SB), khi ngành mía đường Việt Nam hưởng lợi.

Ông Đoàn Đức Thắng: Theo tôi, nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ vẫn hấp dẫn để đầu tư vì nhóm này được cho là nhẹ hơn so với nhóm bluechip (vốn hoá lớn) rất nhiều. Tuy nhiên, ở mức nền cao như hiện tại, nhà đầu tư nên cân đối kỹ lưỡng việc giải ngân lớn vào nhóm này bởi giá trị cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ đều gần hoặc đã đạt ở mức P/B hợp lý nếu so với tài sản của doanh nghiệp.

Trong năm 2023, tôi vẫn đánh giá nhóm năng lượng khá cao và tôi cho rằng kết quả kinh doanh của nhóm này cũng sẽ thể hiện được tương xứng.

Nhóm điện cũng tương đối triển vọng, đặc biệc là điện khí, điện than và điện gió. Việc hiện tượng El Nina kết thúc cuối năm 2022, khiến năm 2023 Thủy điện sẽ gặp khó khăn do thời tiết không ủng hộ cũng như là xu hướng cắt giảm thủy điện do gây ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện tượng El Nino đang có dấu hiện xảy ra nên EVN sẽ cân đối đẩy mạnh điện khí, điện gió và điện than nhằm bù đắp cho thâm hụt của thủy điện. Việc QHĐ VIII vừa được chính phủ chấp thuận, tôi tin rằng sự phát triển của các dự án điện gió sẽ được tạo điều kiện cũng như tương lai được tháo gỡ cơ chế về giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

Tuy nhu cầu từ khu vực sản xuất đang giảm dần do kinh tế khó khăn, tôi vẫn kỳ vọng năm nay, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện lạnh cao hơn mọi năm sẽ bù đắp thâm hụt từ khu vực sản xuất.       

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.