“Làng kình ngư” đổi mạng sống tìm sản vật dưới đáy đại dương

“Làng kình ngư” đổi mạng sống tìm sản vật dưới đáy đại dương

Thứ 2, 20/01/2020 | 11:00
0
Xuân Hòa vẫn được gọi bằng cái tên khác là “làng kình ngừ” bởi cả làng đã có gần 300 thợ lặn. Cuộc sống của họ gắn với đáy biển mò tìm “sản vật”. Mưu sinh đôi khi phải đánh đổi cả tính mạng, nhưng “sinh nghề, tử nghiệp” đã gắn với xứ này hàng chục năm qua. Lộc biển cho họ cuộc sống khấm khá là vậy nhưng chẳng ai mong con cái mình nối nghiệp. Họ nói rằng, biển bạc mặn mòi như cuộc đời những người thợ lặn....

Tìm vàng dưới đáy đại dương

Thôn Xuân Hòa, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nổi bật với những dãy nhà cao tầng, những ngôi nhà khang trang nối tiếp như một khu đô thị thu nhỏ giữa lòng xã ven biển. Ở đây, được mệnh danh là làng “kinh ngừ” bởi hầu hết lao động từ thanh niên đến trung niên đa phần đều làm nghề lặn biển, tiếp nối từ thời này qua thời khác.

Tìm đến nhà ông Trần Công Quế (60 tuổi), một thợ lặn lâu năm ở thôn Xuân Hòa. Chúng tôi được bà Trần Thị Ái (vợ ông Quế) tiếp chuyện. Bà cho biết, nghề lặn khiến ông Quế bị “nặng tai” mấy chục năm nay. Chồng bà trước là một trong những thợ lặn có tiếng nhất nhì vùng.

Tin nhanh - “Làng kình ngư” đổi mạng sống tìm sản vật dưới đáy đại dương

Ông Sơn miêu tả lại cách lặn dưới biển tìm “sản vật”.

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này nhưng những năm 90 của thế kỷ trước, ông Quế cùng hàng chục thanh niên trong làng Xuân Hòa phải vào vùng biển Bình Thuận mưu sinh, khi đó nghề lặn biển mới bắt đầu thịnh hành, người dân coi nó  như  cái “cần câu” mở ra cơ hội làm giàu.

Cũng nhờ nó, mà nhiều hộ đổi đời, có tiền xây nhà khang trang. Nhưng sự đánh đổi cũng rất đắt khi nghề lặn giúp ông kiếm ra tiền triệu mỗi ngày và cũng cướp đi vốn liếng quý giá nhất của đời người, đó là sức khỏe.

Ông Quế kể, vào năm 1996, trong một lần ông lặn sâu quá, bị áp lực nước lâu khiến máu không lưu thông được. Lực nước ép cho ông tê người rồi đẩy lên màng nhĩ khiến tai ông nghe không rõ, bị lãng từ đó đến nay. Thế nhưng đó chỉ là một trong những lần tai nạn mà ông gặp phải trong cuộc đời làm nghề. Những năm sau đó, ông phải ngồi xe lăn, lê lết đến các bệnh viện từ Bắc vào Nam, uống rất nhiều loại thuốc từ tây, bắc đến thuốc nam để chữa đôi chân tật nguyền do nghề lặn.

Đồng cảnh ngộ, ông Trần Hữu Sơn (SN 1966) cùng trú tại thôn Xuân Hòa kể cho chúng tôi, ông bị tai nạn trong một lần lặn biển tại tỉnh Bình Thuận. Sau khi hết nghĩa vụ quân sự, ông  trở về quê tìm kế mưu sinh. Lúc đó chưa có nghề nghiệp gì, nghe dân làng bảo nhiều người vào vùng biển Bình Thuận lặn mỗi ngày kiếm được 500 – 700.000 đồng, vốn khỏe mạnh lại biết lặn, ông liền khăn gói theo đám trai làng vào Bình Thuận lặn hàu.

Những năm đó, ông kiếm được rất nhiều tiền gửi về cho gia đình. Nhưng biển bạc, mỗi lần “trao thân” cho đại dương là một lần xác định “một mất một còn”. “Nghề này luôn phải đối mặt với thần chết, dễ bỏ mạng như chơi. Cứ mỗi lần nhảy ùm xuống biển người thợ lặn phải xác định trước là chấp nhận đánh đổi sức khỏe và đánh cược tính mạng mình với “hà bá”.

Nếu người nào có lành lặn trở về từ đại dương thì sau này về già cũng mang bệnh chân tay tê tái, xương khớp nhức mỏi hoặc thoát vị đĩa đệm. Trước đây, đôi chân này không thể co duỗi gì được, đi khám thì bác sĩ yêu cầu mổ nhưng gia đình lại không có tiền. Nghe nhiều người mách, tôi kiên trì uống thuốc nam, thuốc bắc nhưng tình hình cũng không cải thiện được mấy, giờ đành chấp nhận sống với bệnh tật thôi”, ông Sơn ngậm ngùi tâm sự.

Vậy nhưng, ông Quế hay ông Sơn vẫn là những người thợ lặn may mắn. Ở làng này, có nhiều người đã mãi mãi bỏ mạng dưới đáy đại dương…

Đánh đổi mạng sống

Đã 4 tháng trôi qua, nhưng người dân thôn Xuân Hòa chưa ai quên được cái chết đau đớn của anh Trần Khắc Nông (SN 1981, trú tại thôn Xuân Hòa, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà). Đó là vào buổi sáng ngày 23/8, anh Nông cùng 6 ngư dân đi trên 1 con thuyền ra bãi biển, thuộc xã Thịnh Lộc để lặn bắt ngao.

Trong lúc tất cả các thợ lặn đang tiến hành bắt ngao cách đất liền khoảng 3 hải lý thì chiếc máy cung cấp khí ô xy bị trục trặc, một số ngư dân đi cùng đã ngoi được lên mặt nước, còn anh Trần Khắc Nông bị gập vòi dẫn khí nên bị chìm xuống đáy biển. Ngay sau đó, các ngư dân còn lại đã nhanh chóng kéo nạn nhân lên thuyền, nhưng mọi việc đã quá muộn.

Cái chết của anh khi độ tuổi còn xuân xanh, để lại vợ và 4 con, 3 đứa đang trong độ tuổi ăn học, trong đó có một cháu mới sinh, bố mẹ già năm nay đã ngoài 80 tuổi khiến bà con làng xóm ai cũng xót xa.

Nhưng đây không phải là câu chuyện đau lòng duy nhất về sự bỏ mạng của những người thợ lặn xứ này. Cái chết của anh Trần Viết Thuật xảy ra cách đây vài năm vẫn còn khiến nhiều người bàng hoàng. Thuật là con thứ trong một gia đình có hai anh em. Sinh ra và lớn lên ở làng chài Xuân Hòa, chứng kiến sự vất vả của bố mẹ nên Thuật đã cố gắng học hành với hy vọng thoát khỏi cái nghèo đeo bám.

Ngày thi đỗ vào trường đại học Mỏ - Địa chất không chỉ gia đình mà cả làng đều vui mừng cho em. Thế nhưng, do hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đều lâm bệnh nặng, Thuật theo học được 2 năm đành gác lại ước mơ trở thành kỹ sư và về quê theo dân làng đi lặn biển kiếm tiền lo cho gia đình. Trong lúc đi lặn tại khu vực cửa biển Lạch Kèn (thuộc huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), Thuật gặp sự cố khiến vòi ôxy bị gập dẫn đến ngạt thở và tử vong.

Ông Trần Văn Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng cho biết, cả thôn Xuân Hòa có trên 300 người theo nghề lặn. Vào mùa này, những thanh niên trai tráng còn khỏe thì đi vào miền Nam lặn biển, những người sức khỏe yếu thì ở nhà.

Nghề lặn mang lại thu nhập cao, nhưng cũng để lại nhiều hậu quả. Nghề này đã gặp tai nạn thì một là mang thương tật suốt đời, hai là bỏ mạng. Bởi thế, sau một thời gian tích cóp, cùng với chính sách cho vay vốn đóng tàu của Nhà nước, nhiều thợ lặn từ làm thuê trở thành chủ tàu và thuê người lặn khác.

Hiện, thôn Xuân Hòa có khoảng trên 30 chiếc thuyền từ 16 - 350 CV, hầu hết họ đều thuê thợ lặn từ Cẩm Xuyên, Kỳ Anh hoặc ở các tỉnh khác vào. Trước đây, người làng chài Xuân Hòa thường vào Bình Thuận lặn thuê cho các chủ ghe. Sau này, nhiều người về quê sắm thuyền rồi thuê thợ lặn riêng.

Mỗi tàu lặn cần khoảng 10 thợ,  thường thì chủ tàu trực phía trên còn thợ làm thuê lặn xuống biển. Trên tàu có máy bơm khí ôxy và ống dẫn khí cho thợ lặn ngậm vào miệng. Trước khi nhảy xuống biển, mỗi thợ lặn phải đeo vào thắt lưng một khối chì nặng từ 15 - 20kg để kéo người xuống đáy đại dương, tay cầm một cái cào bằng sắt, trên cổ được tròng cái túi đựng sò trông giống như một cái vợt, khi đựng đầy có trọng lượng trên dưới 50kg.

Hải sản thu được sau mỗi chuyến ngụp lặn dưới đáy biển chủ yếu là sò chang chang, hàu lụa, cua… Đây là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu với giá cao luôn được các đầu nậu thu mua ngay khi tàu vừa cập bến. Thu nhập của thợ lặn được tính theo sản phẩm. Một ngày người thợ lặn chăm chỉ cũng kiếm được trên dưới 1 triệu đồng, những hôm gặp luồng có khi được vài ba triệu đồng.

Thế nhưng dân làng chài Xuân Hòa lại không muốn truyền nghề cho con. Họ luôn nói với nhau rằng biển bạc, đời cha mẹ khổ rồi chỉ mong muốn con học hành giỏi giang để thoát kiếp đánh đổi sinh mệnh mưu sinh dưới đáy đại dương.

Ngân Hà

Tết này, Đà Nẵng đã có lễ hội hoa Xuân Phát Tài còn rực rỡ hơn

Thứ 5, 16/01/2020 | 17:44
Xuân Canh Tý này, du khách sẽ thấy đến Đà Nẵng là thích nhất, bởi bên cạnh những danh thắng thiên nhiên và nhiều khu du lịch vui chơi giải trí hấp dẫn, Đà Nẵng còn rộn ràng Xuân nhất, với những lễ hội quy mô, cuốn hút từ tiểu cảnh trang trí tới những sự kiện biểu diễn nghệ thuật.

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2020 chính thức của các ngân hàng Việt

Thứ 5, 16/01/2020 | 05:50
Lịch nghỉ Tết Âm lịch của hầu hết các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Sacombank... đều kéo dài 7 ngày từ ngày 23/1 (tức 29 tháng Chạp) đến hết ngày 29/1 (tức mùng 5 tháng Giêng). Mọi giao dịch được trở lại bình thường vào ngày 30/1.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất, hay nhất, ngắn gọn nhất Tết Canh Tý 2020

Thứ 5, 16/01/2020 | 15:00
Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp, người Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn. Dưới đây là những bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất, hay nhất, ngắn gọn nhất Tết Canh Tý 2020.
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:20
Cùng với quân và dân cả nước, quân dân Nghệ An đã có đóng góp quan trọng, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu".

Hải Phòng: Tránh cảnh ùn tắc khi ra đảo Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:10
Những người làm du lịch ở Cát Bà khuyên du khách nên đi cáp treo, tàu thủy, không đi ô tô qua phà… để khỏi chịu cảnh ùn tắc khi ra “đảo Ngọc” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:24
Việc thí điểm thực hiện nói trên nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp, tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.

Hà Nội: Thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn xác thực định danh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư nhằm quản lý dữ liệu về công tác PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố.

Điều chỉnh dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:23
Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện, trình Chính phủ trước ngày 30/4 về điều chỉnh báo cáo khả thi dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành.
     
Nổi bật trong ngày

Thông xe cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo vào 28/4

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:01
Thông tin từ Bộ GTVT, nhà đầu tư và nhà thầu đã dốc toàn lực để hoàn thành các hạng mục, đưa cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo thông xe dịp lễ 30/4.

Tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:20
Cùng với quân và dân cả nước, quân dân Nghệ An đã có đóng góp quan trọng, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu".

Hạn chế xe trọng tải lớn trên một số tuyến đường hướng về Điện Biên

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:10
Trong các ngày 3, 5, 6 và 7/5, hạn chế xe có trọng tải lớn, xe vận tải hành khách đường dài di chuyển trên QL6, QL279 và QL12 từ Sơn La, Lai Châu đi Điện Biên.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:24
Việc thí điểm thực hiện nói trên nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp, tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.