Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết

Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết

Nguyễn Hữu Thắng

Nguyễn Hữu Thắng

Chủ nhật, 03/02/2019 09:23

Chỉ còn 1 ngày nữa sẽ đến Tết nguyên đán 2019, người dân làng nghề bánh chưng truyền thống ở phường Phú Thượng (Tây Hồ) đang hối hả tấp nập với những mẻ bánh cuối cùng của năm 2018.

 

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết

Làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ) nổi danh đã nhiều năm với nghề gói bánh chưng truyền thống. Chất lượng bánh nơi đấy sánh ngang với các làng nghề khác như Đông Anh (Hà Nội), Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 2).

Nhân được làm bằng đỗ xanh hạt nhỏ có độ thơm, ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 3).

Gạo nếp cũng là loại hạt to tròn, dẻo thơm. Gạo được ngâm trong vòng từ 10 đến 12 tiếng rồi vo sạch bằng nước lạnh, đợi ráo nước và xóc với ít muối trắng để thêm chút vị đậm đà.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 4).

Thành phần không thể thiếu trong nhân bánh chưng đó là thịt lợn. Loại thịt được dùng để gói bánh chưng sẽ có cả nạc và mỡ. Thường thì những người gói bánh chưng sẽ dùng thịt ba chỉ.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 5).

Với kinh nghiệm nhiều năm, ông Hoàng Lữu Lăng luôn gói bánh thủ công, không cần khuôn, nhưng lại khiến nhiều người trầm trồ về tốc độ cũng như về độ vuông vắn, đều đặn và gọn mắt.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 6).

Sau khi gói xong phần trong, bánh sẽ được gói thêm 3,4 lớp lá dong ở ngoài.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 7).

Lá dong cũng phải được lựa chọn cẩn thận, lá dong phải xanh, bóng và có cuống nhỏ. Điều này sẽ khiến chiếc bánh có màu sắc xanh tự nhiên.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 8).

Mỗi chiếc bánh chưng thường được buộc bằng 4 chiếc lạt vuông vắn với nhau. Người gói bánh cũng hết sức lưu ý cẩn trọng để bánh không bị rách góc khi luộc.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 9).

Ông Hoàng Hữu Lăng chia sẻ: “Để làm được một chiếc bánh chưng ngon và đẹp thì cần phải chú trọng tới tất cả các khâu: Rửa lá, ngâm gạo đến thổi đỗ hay ngay cả cách xếp bánh để luộc. Mọi công đoạn đều hết sức quan trọng. Chỉ sai một khâu, chiếc bánh coi như bỏ”.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 10).

Xếp bánh trước khi luộc cần phải chặt tay, điều này sẽ khiến bánh chắc hơn. Theo kinh nghiệm của người dân, nước luộc bánh chưng không được lạnh vì nếu lạnh sẽ làm bánh chín không đều.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 11).

Bánh sẽ được nấu trong vòng từ 10 đến 12 tiếng, luôn phải có người túc trực kiểm tra tránh thiếu nước và độ đều của lửa.

Dân sinh - Làng nghề bánh chưng hối hả ngày cận tết (Hình 12).

Bánh chưng làng Bạc được bán đi rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng năm số lượng bánh gói mỗi dịp Tết không thể kiểm soát được. Một người làm bánh cho biết: “Gói nhiều lắm, nhưng không nhớ được bao nhiêu, khách đặt sớm với số lượng lớn liên tục nên cũng không thể kiểm soát được số lượng, chỉ ước chừng thôi”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.