LHQ kêu gọi đầu tư năng lượng tái tạo do lo ngại báo cáo khí hậu mới

LHQ kêu gọi đầu tư năng lượng tái tạo do lo ngại báo cáo khí hậu mới

Phạm Thị Thu Thanh

Phạm Thị Thu Thanh

Thứ 5, 19/05/2022 12:26

4 chỉ số biến đổi khí hậu quan trọng gồm nồng độ khí nhà kính, mực nước biển dâng, nhiệt độ đại dương và axit hóa đại dương đều đạt các mức kỷ lục mới vào năm 2021.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres mới đây đã công bố kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, trong bối cảnh Báo cáo Khí hậu năm 2021 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đưa ra những chỉ số đáng báo động.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cho biết: "Chúng ta phải chấm dứt ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo trước khi chúng ta làm tổn hại ngôi nhà duy nhất của mình"; "Thời gian không còn nhiều".

“Thất bại” trong việc ngăn biến đổi khí hậu

Theo báo cáo của WMO, 4 chỉ số biến đổi khí hậu quan trọng bao gồm nồng độ khí nhà kính, mực nước biển dâng, nhiệt độ đại dương và axit hóa đại dương đều đã đạt các mức kỷ lục mới vào năm 2021. 7 năm qua cũng là giai đoạn nắng nóng nhất được ghi nhận.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres nhận định bản báo cáo về tình trạng khí hậu đã cho thấy “sự thất bại của nhân loại trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”.

Thế giới - LHQ kêu gọi đầu tư năng lượng tái tạo do lo ngại báo cáo khí hậu mới

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland vào ngày 11/11/2021. Ảnh: Getty Images.

Ông Petteri Taalas, tổng thư ký của WMO, chia sẻ với hãng tin DW rằng các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu có "chi phí rẻ hơn nhiều" so với việc giải quyết hậu quả của nó.

Ông Taalas nói: “Nó thậm chí còn đắt gấp 20 lần nếu chúng ta để biến đổi khí hậu xảy ra và chúng ta không có khả năng giảm thiểu nó”. Vị tổng thư ký của WMO cho biết thêm: “Việc chú ý đến giảm thiểu biến đổi khí hậu và bắt đầu sử dụng các phương tiện thân thiện với khí hậu để sản xuất năng lượng trong lĩnh vực giao thông và các lĩnh vực khác cũng là khả thi về mặt tài chính”.

Kế hoạch 5 điểm  

Kế hoạch của Liên Hợp Quốc tập trung vào tăng cường đầu tư và mở rộng việc sử dụng công nghệ tái tạo, cũng như chấm dứt trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Ông Guterres kêu gọi đầu tư công và tư vào năng lượng tái tạo tăng gấp ba lần lên ít nhất 4 nghìn tỷ USD một năm.

Kế hoạch cũng sẽ yêu cầu các chính phủ nâng cao bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các công nghệ tái tạo, cũng như mở ra chuỗi cung ứng nguyên liệu cần thiết cho những công nghệ hiện đang bị kiểm soát bởi một số công ty chủ chốt.

Ông Guterres kêu gọi các chính phủ chấm dứt việc trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch hiện lên tới nửa nghìn tỷ USD mỗi năm. Ông cho biết các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang trở nên giàu có trong khi người tiêu dùng phải trả giá.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói: “Trong khi người dân phải chịu giá cao tại cây xăng dầu, thì ngành dầu khí đang thu về hàng tỷ đồng từ một thị trường méo mó”.

Tổng thư ký của WMO Taalas cho biết các hệ thống năng lượng cần được thực hiện chuyển sang năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân. Ông nhận định thêm: “Chúng ta phải chuyển đổi hệ thống giao thông của mình để dựa trên xe điện, phương tiện giao thông công cộng và có thể là hydro trong tương lai”.

Thế giới - LHQ kêu gọi đầu tư năng lượng tái tạo do lo ngại báo cáo khí hậu mới (Hình 2).

Năng lượng gió và mặt trời hiện chỉ chiếm 8% sản lượng điện toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái tạo là chưa đủ 

Mặc dù năng lượng tái tạo dự kiến ​​sẽ cung cấp hầu hết nhu cầu điện ngày càng tăng trong những năm tới, nhưng tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái tạo vẫn chưa đủ nhanh để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp như đã nêu trong Thỏa thuận Paris.

Năng lượng tái tạo hiện chỉ cung cấp 30% sản lượng điện toàn cầu, trong khi đó năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm ưu thế.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres cho rằng quy tắc, thủ tục quan liêu là một trong những trở ngại chính đối với sự phát triển của năng lượng tái tạo, cũng như các khoản trợ cấp nhằm thúc đẩy nhiên liệu hóa thạch.

Ông giải thích: “Tại châu Âu, phải mất 8 năm để một dự án gió được phê duyệt. Tại Mỹ, tôi hiểu rằng có thể mất tới một thập kỷ chỉ riêng ở cấp liên bang, nơi một người cần phải thông qua khoảng 28 cơ quan liên bang". Ông cho biết thêm: “Cứ mỗi phút trong ngày, than, dầu và khí đốt lại nhận được khoảng 11 triệu USD tiền trợ cấp”.

Phạm Hà Thanh (theo DW, Aljazeera)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.