Liên tiếp trẻ em nhập viện, bác sĩ cảnh báo tay chân miệng có thể bùng phát

Liên tiếp trẻ em nhập viện, bác sĩ cảnh báo tay chân miệng có thể bùng phát

Thứ 5, 09/07/2020 | 22:00
0
Nhiều trẻ em mắc tay chân miệng, các bác sĩ cảnh báo nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh.

Thời gian gần đây, bệnh viện E liên tiếp ghi nhận các bệnh nhi được chẩn đoán mắc tay chân miệng. Trong số này, nhiều trẻ đã ở mức độ 2 của bệnh, phải nhập viện điều trị.

Bệnh nhi nam, 9 tháng tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội nhập viện điều trị tại khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E với biểu hiện sốt cao 39 độ C, Bệnh nhi được chẩn đoán mắc tay chân miệng, tuy nhiên  không xác định được nguồn lây.

Sức khỏe - Liên tiếp trẻ em nhập viện, bác sĩ cảnh báo tay chân miệng có thể bùng phát

Bệnh nhi đang điều trị tay chân miệng tại khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E. (Nguồn Vietnamnet)

Trả lời Vietnamnet, ThS.BS Trương Văn Quý – Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E cho biết, trong 3 tuần gần đây, mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận từ 10 -15 trường hợp tới khám và điều trị do tay chân miệng.

Trẻ đến viện với biểu hiện sốt cao, các nốt phỏng nước xuất hiện nhiều trên da, vết loét vùng họng, miệng khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn.

ThS Quý cảnh báo, dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh, có nguy cơ bùng phát mạnh do tốc độ lây lan "chóng mặt" của virus gây bệnh này.

Báo Lao Động đưa tin, tay chân miệng là một dịch bệnh vô cùng nguy hiểm đang hoành hành khắp nơi trên cả nước. Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có khả năng lây nhiễm cao do thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh.

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột thuộc nhóm Enterovirus (hai loại thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71) gây nên. Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi (trẻ từ 1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em dưới 10 tuổi.

Sức khỏe - Liên tiếp trẻ em nhập viện, bác sĩ cảnh báo tay chân miệng có thể bùng phát (Hình 2).

Ảnh minh hoạ (Nguồn Internet)

Bệnh lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua vật dụng, đồ dùng nhiễm khuẩn từ dịch tiết từ mũi, họng.

Biểu hiện bệnh lý bao gồm sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi và phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân.

Bởi trẻ em không thể tự tạo ra miễn dịch đối với bệnh tay chân miệng do cơ thể có thể mắc nhiều chủng virus tay chân miệng khác nhau qua mỗi năm, vì vậy, trẻ mắc bệnh này có thể tái mắc sau đó.

Hiện nay, tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Hiện các bác sĩ phân loại bệnh tay chân miệng ở trẻ em theo 4 mức độ.

Mức độ 1: Bệnh nhân có các dấu hiệu ngoài da, niêm mạc bao gồm phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân hay ở các nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, mông, kèm theo nốt ở miệng. Với mức độ này, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà.

Mức độ 2, bệnh nhân bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ.

Mức độ 3, biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng hơn.

Mức độ 4, bệnh nhân tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc, phù phổi cấp, tím tái hoặc ngưng thở, thở nấc. Khi trẻ mắc bệnh từ mức độ 2 trở lên, bệnh nhân phải nhập viện để trị kịp thời.

Một số biện pháp nhằm phòng tránh lây nhiễm virus dẫn đến tay chân miệng:

- Hạn chế tiếp xúc với các nguồn bệnh.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh (nên rửa trực tiếp dưới  vòi nước).

- Thực hiện ăn chín uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.

- Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi

- Vệ sinh sạch sẽ, khử trùng môi trường có khả năng xuất hiện virus gây tay chân miệng.

- Đối với những bậc phụ huynh có con bị tay chân miệng cần chú ý giữ vệ sinh khi chăm sóc trẻ, tốt nhất là nên sử dụng găng tay.

- Bổ sung Vitamin và khoáng chất cho người bệnh. Vitamin C giúp bảo vệ mạch máu, mau lành vết thương; vitamin nhóm B bảo vệ đường tiêu hóa, da, hệ thần kinh; vitamin A giữ cho da, niêm mạc không bị nhiễm trùng, bảo vệ mắt; vitamin D có lợi cho phát triển cơ xương vững chắc; axit folic giúp cơ thể phát triển bình thường.

- Tránh các loại thực phẩm nóng, cứng, nên chọn các loại thức ăn mềm, nguội, nhiều chất xơ để dễ tiêu hóa.

- Tăng cường hoa quả, sữa chua, nước ép trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chia nhỏ bữa, không nên ép người bệnh ăn quá nhiều. Có thể bù đắp dinh dưỡng sau khi đã khỏi bệnh.

Không chỉ trẻ em, phụ nữ trong thời kỳ thai sản cần giữ gìn sức khỏe để có thể sinh con trong điều kiện tốt nhất.

Nguyên Anh (Tổng hợp)

Bác sĩ hé lộ bí quyết đối phó khi bị kiến ba khoang tấn công

Thứ 5, 09/07/2020 | 10:00
Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận gần 100 ca viêm da dị ứng do kiến ba khoang, số lượng bệnh nhân đến khám mỗi ngày tăng dần. Điều đáng nói, hầu hết bệnh nhân đã tự ý mua thuốc bên ngoài điều trị, khi tình trạng nặng họ mới đến bệnh viện.

Bé gái 30 tháng tuổi tử vong vì mẹ áp dụng thực dưỡng để chữa ung thư

Thứ 4, 08/07/2020 | 21:14
Cháu bé chưa đầy 3 tuổi đã tử vong sau một thời gian được người mẹ áp dụng phương pháp thực dưỡng theo trên mạng xã hội.

Mối nguy hại từ “rác thuốc” đông y trôi nổi trên thị trường và chiêu trò móc túi con bệnh

Thứ 4, 08/07/2020 | 14:05
Trong thực tế, nhiều dược liệu được nhập lậu từ Trung Quốc, đã bị rút hết hàm lượng chất dinh dưỡng, giá trị chữa bệnh không còn. Để thu hút, đánh lừa người dùng, gian thương ngâm, tẩm màu và mùi hương. Điều này tiềm ẩn nguy hại đến người sử dụng.

Bé 5 tháng tuổi lở loét khắp người tưởng bị chân tay miệng, nào ngờ con mắc bệnh hiếm

Thứ 5, 10/10/2019 | 18:13
Toàn thân bé trai 5 tháng tuổi bị lở loét, viêm nhiễm nặng. Bác sĩ chẩn đoán bé mắc chứng suy giảm miễn dịch di truyền hiếm gặp và viêm da tiết bã bội nhiễm nặng.
Cùng tác giả

Thương nhớ Cô My!

Thứ 6, 13/03/2020 | 13:00
Cô My “sập giường” đã tỉnh chưa, nổi tiếng kiểu này hình như không ổn lắm.

Đẹp-Độc-Lạ: Sợi dây chuyền nghìn tỷ "hồi sinh" từ trong đống rác

Thứ 7, 15/02/2020 | 13:00
Cho đến nay, câu chuyện tìm thấy viên kim cương nghìn tỷ trong sợ dây chuyền đắt nhất thế giới L'Incomparable vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn.

Tết, khi chúng ta đi tìm căn cước của đời mình

Thứ 3, 21/01/2020 | 07:15
Dù 8km hay 8000km, dù gần hay xa, nhưng chỉ cần thấy hương vị Tết, những đứa con ở khắp mọi miền đều giũ bỏ bụi đường quay về với nơi được gọi là nhà.

Vòng chung kết U23: Đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan

Thứ 6, 10/01/2020 | 07:30
Hào quang không dễ đến, chiến thắng khó tìm, là người hâm mộ đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan mang tên áp lực làm chùn chân các cầu thủ trẻ.

Nghệ sĩ dùng chất gây nghiện: Xúc tác thăng hoa hay thiếu nền tảng giáo dục?

Thứ 5, 02/01/2020 | 09:17
Chất kích thích liệu có phải là đôi cánh để giúp nghệ sĩ thăng hoa hơn trong nghệ thuật?
Cùng chuyên mục

Liên tiếp cấp cứu nhiều ca vỡ tim: Bác sĩ đưa ra khuyến cáo

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:24
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim-vỡ tim, tăng đột biến trong tuần qua, đây là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm gây tử vong cao.

Quảng Ninh: Sức khỏe của 33 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đã ổn định

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:03
Đây là các học sinh tại Trường tiểu học Quang Hanh, Tp.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Các cháu bị đau bụng, buồn nôn sau bữa cơm trưa tại trường.

Tiền mất tật mang, bố con suýt "từ mặt"nhau vì mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:50
Nhiều lần con cái can ngăn, thậm chí xảy ra cãi vã, ông T. vẫn không bỏ được thói quen mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng về tự chữa bệnh.

Những thực phẩm đơn giản, dễ tìm giúp giải độc gan trong mùa hè

Thứ 4, 27/03/2024 | 15:00
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, đóng vai trò như một “nhà máy lọc”, giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
     
Nổi bật trong ngày

Xử phạt phòng khám vi phạm quy định khám chữa bệnh, bị đình chỉ hoạt động 2 tháng

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:00
Một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lậu, sau đó bác sĩ thực hiện cắt bao quy đầu và “vẽ” thêm bệnh, yêu cầu người nhà đóng hơn 60 triệu đồng.

Bí ẩn loài cá "ngủ hè" không ăn vẫn sống đến... 4 năm

Thứ 4, 27/03/2024 | 07:00
Cá phổi đã tồn tại trên Trái đất 390 triệu năm và tiến hóa cơ chế ngủ hè đặc biệt để sống sót qua thời kỳ nắng nóng và hạn hán kéo dài.

Tiền mất tật mang, bố con suýt "từ mặt"nhau vì mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:50
Nhiều lần con cái can ngăn, thậm chí xảy ra cãi vã, ông T. vẫn không bỏ được thói quen mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng về tự chữa bệnh.

Dịch cúm gia cầm: Chưa có vắc-xin phòng, tỉ lệ tử vong cao

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:59
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người vẫn tiếp tục xảy ra, cần sự phối hợp liên ngành chủ động, chặt chẽ, thường xuyên.

Tin tức Đời sống 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú

Thứ 4, 27/03/2024 | 12:13
Cập nhật tin tức đời sống ngày 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú; Cách bổ sung collagen cho cơ thể...