Lò gạch nhả khói... nhớ Chí Phèo

Lò gạch nhả khói... nhớ Chí Phèo

Thứ 4, 05/06/2013 | 11:47
0
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định chấm dứt sự tồn tại của lò gạch thủ công từ rất lâu rồi, thế nhưng PV Người Đưa Tin vẫn tận mắt chứng kiến nhiều lò gạch kiểu này ngang nhiên hoạt động tại nhiều địa phương.

Tại Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam..., dọc đường tôi tác nghiệp, vẫn thấy cơ man nào là lò gạch. Người lao động thì vẫn mải miết làm việc theo sự thuê mướn của chủ. Mặt bịt kín, quần áo rất dày để tránh nắng, nóng nhưng lưng áo họ ướt đẫm mồ hôi...

Lò gạch - mùi và hình phạt

Hình ảnh lò gạch trong tác phẩm văn học kinh điển của nhà văn Nam Cao cứ liên tục trỗi dậy mỗi khi tôi nhìn thấy lò gạch thực ngoài đời. Lúc đó khoảng 6h30, chúng tôi trên đường từ Hà Nội lên Yên Bái, qua địa phận huyện Phù Ninh, Hạ Hoà của tỉnh Phú Thọ. Khói lò gạch bay lảng bảng như mây. Chúng tôi muốn tận hưởng không khí mát mẻ của ban mai, thế nhưng đành phải đóng cửa xe lại. Vậy mà không thoát, khói vẫn len lỏi đâu đó và ám vào trong xe, làm chúng tôi khó chịu. Lò gạch thật sự đã và đang ám ảnh tôi bởi nhiều thứ. Bởi cái lệnh cấm mà người ta vẫn cứ chui lủi làm, bởi hình ảnh Chí Phèo, bởi cái mùi và trên hết là những người lao động miệt mài làm việc, kiếm trăm nghìn đồng mỗi ngày về lo cuộc sống gia đình.

Tôi ấn tượng với cái lò gạch cũng bởi, một cựu Bí thư của huyện Gia Bình (Bắc Ninh) vì không cương quyết thực hiện quyết định xoá bỏ lò gạch thủ công nên phải hầu toà. Nhìn thấy lò gạch, thấy người lao động vẫn mải miết mưu sinh, tôi nghĩ đến lò gạch của Chí Phèo. Lò gạch này bỏ hoang. Miên man suy nghĩ với cái hình ảnh của tác phẩm văn học kinh điển, tôi trở về thực tại. Lò gạch thủ công thật sự là "hung thần" của người nông dân. Nó phá lúa, hoa màu, làm ảnh hưởng đến môi trường sống...

Xã hội - Lò gạch nhả khói... nhớ Chí Phèo

Lò gạch liên tục nhả khói ngày nắng nóng bên cạnh sông Thương thơ mộng ở Bắc Giang

Lò gạch của Chí Phèo

Đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi biết được một sự thật, cái lò gạch trong tác phẩm văn học kinh điển của nhà văn Nam Cao có sức sống trường tồn đến rợn người. Chúng tôi phát hiện ra, không phải ai cũng tự dám đốt lò gạch sau lệnh cấm. Ông chủ của những cái lò gạch thủ công này thực sự là Chí Phèo của nông thôn thời hiện đại. Quốc lộ 1A cũ đoạn Bắc Giang đi trên cầu sông Thương, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những chiếc lò gạch đang đua nhau nhả khói. Vâng, bốn cái lò gạch mọc lên trong một diện tích rất hẹp sát mặt nước sông ngay cạnh bờ đê. Theo người dân, những chiếc lò gạch này chỉ tạm dừng hoạt động một thời gian rất ngắn. Chủ những lò gạch này "lý luận" rằng, lò cạnh sông, cạnh đê, có đê chắn khói, không ảnh hưởng đến lúa, màu; không làm thì chết đói à...

Tuyến đê sông Hồng khu vực gần bãi bồi ven sông ở thôn Mạch Lũng (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội) đang oằn mình chịu đựng những chiếc xe tải chở gạch chạy qua. Nơi đây là "tổ hợp" của hơn chục lò gạch. Điều đặc biệt, những chiếc lò gạch gần đê này không gần ruộng đồng lắm nhưng lại gần nhà dân khiến cho không khí, cuộc sống của họ ngột ngạt đến khó thở.

Theo quan sát của PV thì cây ven đường táp hết lá vì khói lò và xác xơ vì bụi xe. Thực tế, nếu không có lò gạch, diện tích đất ngoài đê, người dân vẫn tận dụng trồng hoa màu. Từ khi có "tổ hợp" lò gạch hoạt động, bà con không trồng hoa màu được. Ông Nguyễn Văn Thành (người dân thôn Mạch Lũng) bức xúc: "Chúng tôi kiến nghị nhiều lần rồi, chẳng hiểu vì sao những chiếc lò gạch ấy vẫn ngày đêm toả khói, bám riết cuộc sống của người dân. Thấy bảo, chủ lò gạch toàn là những vị có máu giang hồ, chính quyền cũng phải "bó tay" thì người dân đành phải chấp nhận thực tế mà thôi.

Trao đổi với PV, một lãnh đạo xã Đại Mạch cho biết: "Phá những chiếc lò gạch thủ công đó không hề dễ dàng. Xã đã từng ra quân phá dỡ nhiều lần nhưng phá hôm nay, ngày mai lại có lò khác bên cạnh. Chủ lò thực sự như Chí Phèo thời hiện đại. Có chủ lò còn nhờ người đứng tên, kiện xã vì đã phá hoại tài sản của công dân... Nói chung là để giải quyết dứt điểm những chiếc lò gạch này không đơn giản. Chúng tôi phải viện tới huyện xin ý kiến, chỉ đạo. Mỗi lần ra quân, họ ngừng hoạt động, thế rồi lại đâu vào đấy. Họ hoạt động theo cái "lý sự cùn" thì quả thật, rất khó khăn cho chính quyền địa phương".

H.C

'Chí phèo phố núi' và những chiêu dùng con hành vợ (Kỳ 2)

Thứ 7, 11/05/2013 | 10:43
Cả tháng nay, khắp xã đi đâu cũng nghe người ta bàn tán về chuyện chị L.T.H ngày ngày ôm quần áo lang thang khắp xóm để xin ngủ nhờ chờ tòa xử ly hôn. Ai cũng thương chị mà chẳng mấy ai dám cho ngủ nhờ.

Gã 'Chí Phèo' giở trò đồi bại với bà cụ trong cơn say

Chủ nhật, 21/04/2013 | 10:27
Vợ con nhà cửa đề huề, lại đã có hai đứa cháu ngoại xinh xắn, những tưởng đó là một cuộc sống như mơ đối với hắn.

Yêu phải… Chí Phèo 'núp bóng' công tử

Thứ 4, 03/04/2013 | 11:48
Vừa thấy M lên mạng than thở “Lại bị rơi điện thoại, khổ quá!”, bạn bè cô đã hiểu ngay vấn đề: M lại vừa bị người yêu đập vỡ chiếc Iphone thứ 4.

Sắc màu thổ cẩm trên 'quê hương' Chí Phèo

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:33
Không quá nổi tiếng với những lụa là gấm vóc mỹ miều như làng lụa Vạn Phúc Hà Đông, làng lụa Duy Xuyên Quảng Nam hay làng lụa Nha Xá Hà Nam... làng dệt Vũ Đại (Đại Hoàng), xã Nhân Hậu (Hoà Hậu), huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam chọn cho mình một vị trí khiêm nhường với những sản phẩm dệt thô ít người biết đến. Đã có những lúc nghề dệt nơi đây tưởng như không còn chỗ đứng, không khí hiu quạnh bao trùm bởi vắng tiếng thoi đưa, hàng nghìn khung cửi im lìm trong lớp bụi để rồi thức dậy với một hướng đi hoàn toàn mới. Đó chính là dệt thổ cẩm.