Cua đá từ lâu đã là đặc sản hiếm mà du khách đến tham quan đảo Lý Sơn hoặc Cù Lao Chàm đều muốn được thưởng thức
Loài cua này có hình dáng như cua thường nhưng sống trên núi, chỉ đến mùa sinh sản mới xuống biển để đẻ trứng, nên được gọi là cua đá
Chúng sống trên núi, uống nước sương, ăn lá cây có vị thuốc bắc nên rất bổ dưỡng
Cua đá rất khôn, ban ngày nó nấp trong hang nhưng chỉ cần có tiếng động là bỏ chạy không tài nào đuổi kịp, nên người dân thường đi bắt vào ban đêm
Khác với cua biển và ghẹ, cua đá chắc gạch 100%, con nào lớn có trọng lượng từ 300-400gr/con, cua nhỏ thì trọng lượng cỡ 100gr/con.
Nếu ai đã từng thưởng thức thịt của loại cua này sẽ biết rằng nó không hề thua kém loại cua đang được đánh giá là số 1 của Việt Nam hiện nay - cua huỳnh đế.
Vỏ cua khá dày và cứng, thịt cua chắc và thơm, đặc biệt ngon và lạ nhất của cua đá phải nói đến gạch cua. Gạch cua có màu sẫm, vị như thuốc bắc, hơi đắng nhưng rất rất béo và thơm nồng mùi thảo dược.
Cua đá là đặc sản hiếm, được bảo tồn nghiêm ngặt, sau khi đánh bắt, cua đá ở Cù Lao Chàm phải qua các bước kiểm tra kỹ lưỡng mới được dán nhãn cho phép bán ra thị trường.
Chủ nhiệm hợp tác xã cua đá Cù Lao Chàm cho biết cua đá chỉ được phép khai thác từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 7. Khoảng thời gian còn lại là chu kỳ cua đá sinh sản và tuyệt đối bị cấm săn bắt, mua bán
Theo quy định, cua đá có chiều ngang mai trên 7cm, không mang trứng mới được dán nhãn cho phép bán ra thị trường
Giá thu mua của thành viên trong hợp tác xã không dưới 850.000 đồng/kg, khi bán ra thị trường không được cao hơn 1,4 triệu/kg và không thấp hơn 1,1 triệu đồng/kg. Do vậy, tại nhà hàng, cua đá có giá lên đến 2 triệu đồng/kg
Chi Phan (Tổng hợp)