Cua mặt trăng là loài hải sản cực hiếm (đứng thứ 3 trong bộ nhà cua về độ hiếm) có tên khoa học carpilius maculatus, là một loài cua trong họ carpiliidae. Loài cua này phân bố ở Ấn Độ Dương và bờ biển phía tây Thái Bình Dương.
Ở Việt Nam, cua mặt trăng thường xuất hiện theo mùa gió nam tại vùng biển đảo Phú Quý (Bình Thuận)
Trước đây, cua mặt trước có khá nhiều nhưng càng ngày cua trong tự nhiên càng hiếm nên ai muốn mua phải đặt trước mới có hàng
Trên lưng cua mặt trăng có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi. Vì hình thù trên lưng cua tròn, nên người dân trên đảo Phú Quý ví nó như hình mặt trăng và đặt tên đó.
Theo ngư dân đảo Phú Quý, cua Mặt trăng là loại hải sản sống ẩn náu trong các bãi đá san hô xung quanh các hòn đảo.
Chúng di chuyển rất chậm chạp nên dù lặn xuống biển ban đêm nhưng vẫn tóm chúng dễ dàng
Trên thị trường, cua mặt trăng có giá lên đến 500.000-600.000 đồng/kg, dù vậy chưa hẳn có tiền là đã mua được chúng.
Thịt cua ăn rất ngon, vừa thơm lại chắc, nhiều người còn cho rằng cua mặt trăng thịt còn ngon hơn cả cua huỳnh đế
Cua mặt trăng thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như luộc, hấp, nướng, xào me, xào chua ngọt… Nhưng cách chế biến truyền thống mà ngư dân vùng biển Côn Đảo thường làm là hấp hoặc nướng với gia vị chấm là muối tiêu, chanh, ớt.
Hiện nhiều thương lái từ TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai cùng một số tỉnh ở đất liền đến đảo Phú Quý săn tìm loài hải sản độc đáo và nổi tiếng này để bán cho các khách sạn 5 sao và nhà hàng sang trọng.
Chi Phan (Tổng hợp)