Sam biển (hay cua móng ngựa) là động vật chân đốt biển thuộc họ Limulidae, được tin rằng xuất hiện cách đây hơn 450 triệu năm
Sam biển có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Loài này được ngư dân đánh bắt để phục vụ chế biến các món ăn từ biển. Nếu để thưởng thức thì giá của loại hải sản này không đắt đỏ, thế nhưng máu Sam lại có giá trị rất lớn
Người ta thường ví “dính lấy nhau như Sam” vậy, nên thường người ta bắt được cả đôi Sam
Sam biển lại có máu màu xanh dương vô cùng độc đáo
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích ra rằng, trong máu của sam biển có chứa một nhân tố đông máu có tên là LAL (Limulus amebocyte lysate), có khả năng phản ứng với vi khuẩn Gram âm.
Ước tính mỗi năm có đến hơn 600.000 con sam bị đánh bắt, mang tới nguồn doanh thu 50 triệu đô cho ngành công nghiệp không khói này mỗi năm.
Một gallon (3,7 lít) máu của sam biển hiện đang có mức giá 60.000 USD (hơn 1,4 tỷ đồng), tức là tính ra cứ 1 lít máu của sam biển trị giá hơn 400 triệu đồng.
Với mỗi con sam người ta chỉ khai thác 30% máu. Trong vòng 72 giờ sam được đưa lại về biển và một tuần sau lượng máu của chúng sẽ phục hồi. Dù vậy, tỷ lệ sam chết trong quá trình khai thác máu lên đến 10-30%.
Nguồn sam lớn nhất thế giới nằm ở vịnh Delaware tại Mỹ, nhưng sụt giảm nghiêm trọng 75-90% trong 15 năm qua.
Năm 2016, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đưa loài sam vào sách đỏ để bảo tồn. Đây là bước đi được coi là có ý nghĩa nhằm bảo vệ loài sinh vật này.
Chi Phan (Tổng hợp)