Loạt dài giải pháp Ban IV đề xuất "cứu nguy" cho doanh nghiệp

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 26/05/2023 | 10:45
0
Niềm tin của doanh nghiệp đối với kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành trong bối cảnh này đặc biệt thấp, cần nhiều giải pháp "cấp cứu" cho cả doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp (thực hiện từ cuối tháng 4/2023) và đề xuất một số vấn đề để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

Niềm tin của doanh nghiệp “đặc biệt thấp”

Theo đó, kết quả khảo sát của Ban IV cho thấy, doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn, với nhiều vấn đề nổi cộm.

Trong tổng số 9556 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 82.3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10.9%; dự kiến Tạm ngừng kinh doanh là 12.4%; dự kiến giảm mạnh quy mô là 38.5% và dự kiến giảm nhẹ quy mô là 20.5%.

Trong số các doanh nghiệp còn hoạt động năm 2023, có 71.2% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%, trong đó có 22.2% dự kiến giảm trên 50%. Có 80.7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%, trong đó tỷ lệ giảm trên 50% doanh thu là 29.4%.

Niềm tin của doanh nghiệp đối với kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành trong bối cảnh này đặc biệt thấp. Có đến 81.4% doanh nghiệp được khảo sát có đánh giá tiêu cực/ rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023. Tương tự, có đến 83.7% doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh tế ngành năm 2023 là tiêu cực/ rất tiêu cực, trong đó có 29.6% là rất tiêu cực.

Và trong bức tranh “tối màu” chung đó, doanh nghiệp ngành xây dựng; các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; doanh nghiệp tại Tp.HCM thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hơn.

Kinh tế vĩ mô - Loạt dài giải pháp Ban IV đề xuất 'cứu nguy' cho doanh nghiệp

Các khó khăn, thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang phải đối mặt là: Khó khăn về đơn hàng (59.2%); khó khăn trong tiếp cận vốn vay (51.1%); Thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật (45.3%); Nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế (31.1%).

Trong bối cảnh khó khăn đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi có đến 84% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả điều hành và hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức kém hiệu quả.

Triển khai chính sách chưa tương xứng với quyết tâm của Chính phủ

Ban IV cho rằng hoạt động điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thời gian qua được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận là rất quyết liệt, kịp thời, bám sát những khó khăn của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

“Vấn đề đặt ra ở đây là khâu triển khai chính sách, truyền thông chính sách và hiệu quả thực thi chưa tương xứng với quyết tâm và hành động của Chính phủ và Thủ tướng, cần có cải thiện mạnh mẽ trong thời gian tới để nỗ lực của Chính phủ và hệ thống hành chính thực sự đem lại giá trị cho doanh nghiệp và nền kinh tế”, Ban IV nhấn mạnh.

Theo đó, để đạt được mục tiêu này, cần nghiên cứu đẩy mạnh các quy trình công bố, công khai chính sách, thủ tục hành chính đảm bảo sự minh bạch và thống nhất trên toàn quốc; đồng thời, tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính để hạn chế tối đa sự tùy nghi trong thực thi, hoặc hạn chế việc tạo ra các cách hiểu khác nhau do không có các quy trình thống nhất toàn quốc, tạo thuận lợi cho không chỉ doanh nghiệp mà cho cả cán bộ, công chức giải quyết chính sách, thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, nguyên nhân của những khó khăn hiện tại đối với doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đến từ chu kỳ khó khăn của kinh tế thế giới mà còn do những vấn đề nội tại gây ra. Đây là thách thức rất lớn nhưng cũng mở ra những cơ hội lớn để Chính phủ thực hiện những cải cách triệt để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao sản lượng kinh tế trong dài hạn.

Kinh tế vĩ mô - Loạt dài giải pháp Ban IV đề xuất 'cứu nguy' cho doanh nghiệp (Hình 2).

Đẩy mạnh đầu tư công nhất là cho các dự án giao thông trọng điểm là giải pháp quan trọng để để tạo cơ hội thu hút các làn sóng đầu tư tư nhân, đầu tư FDI thế hệ mới (Ảnh: Phạm Tùng.

“Đặc biệt vào các định hướng và các ưu tiên mà các tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế, trong nước đã nghiên cứu, khuyến nghị bao gồm (1) Đẩy mạnh đầu tư công để “bơm tiền” cho nền kinh tế, tập trung vào nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng quan trọng; (2) Đầu tư mạnh vào cải thiện chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại và đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó tăng năng suất lao động; (3) Thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng Chính phủ số, quản trị dựa trên dữ liệu gắn với xây dựng nền hành chính hiện đại, kỷ cương, phục vụ, hiệu quả và minh bạch; (4) Xây dựng các chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân một cách thực chất, có trọng tâm, trọng điểm; (5) Chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh và tuần hoàn”, Ban IV đặt vấn đề.

Loạt dài giải pháp cấp bách

Đặc biệt theo Ban IV, qua đợt khảo sát cũng ghi nhận rất nhiều kiến nghị, đề xuất cụ thể từ cộng đồng doanh nghiệp mang tính cấp bách, hướng đến tháo gỡ các nút thắt ngay trước mắt nhằm củng cố niềm tin và gia tăng nội lực để doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước vượt qua giai đoạn nhiều thách thức hiện nay.

Thứ nhất, đề xuất giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể, kéo dài thời hạn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn Covid-19, bao gồm việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2025 thay vì chỉ hết năm 2023.

Chi phí lao động cần được giảm. Cụ thể, cần tiếp tục giãn, hoãn, giảm các khoản phí liên quan đến bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, hay xem xét mức đóng thuế TNCN mới để phù hợp với bối cảnh mới.

Đẩy nhanh việc hoàn thuế cho doanh nghiệp tránh kéo dài như hiện nay. Một số cơ chế đặc biệt cần được suy nghĩ tới, ví dụ “cho phép doanh nghiệp ĐƯỢC hoàn thuế trong vòng 3 tháng sau khi hoàn thành xuất khẩu đơn hàng” và kết hợp các biện pháp thanh tra, hậu kiểm để kiểm soát rủi ro, chống gian lận thuế nhằm tạo điều kiện cho số đông các đoanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật.

Đưa thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu về mức 5-10% để tạo sức cạnh tranh với doanh nghiệp các nước khác...

Thứ hai, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay, như nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực, trong đó có những khoản mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Không siết tín dụng với các nhóm bất động sản liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, hạ tầng sản xuất.

Đặc biệt, cho phép ngân hàng thương mại trong nước được mua lại các trái phiếu sắp tới hạn và xử lý như một dạng tín dụng đặc biệt vì lượng trái phiếu này có giá trị vượt rất nhiều lần khả năng mua lại của các doanh nghiệp trong nước.

Xem xét giảm mạnh lãi suất vay cho thuê, mua nhà ở xã hội để số đông công nhân, người lao động có cơ hội tiếp cận việc thuê, mua nhà từ nguồn hỗ trợ tín dụng. Đồng thời, nhà nước xem xét các cơ chế để doanh nghiệp tham gia tín chấp, bảo lãnh cho người lao động trong quá trình này so với quy trình xét duyệt phức tạp theo diện “đối tượng chính sách” như hiện nay để chủ trương phát triển nhà ở xã hội đi vào thực tiễn...

Kinh tế vĩ mô - Loạt dài giải pháp Ban IV đề xuất 'cứu nguy' cho doanh nghiệp (Hình 3).

Ban IV đề nghị hạn chế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và không ban hành thêm văn bản mới tạo thêm gánh nặng về thuế, phí, thủ tục hành chính (Ảnh: Thu Huyền)

Thứ ba, đề xuất để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, như sớm hoàn thành điều tra các vụ án hiện tại để doanh nghiệp ổn định tư tưởng, tập trung sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, cần có nghị quyết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự như những năm 1997-2000; Hạn chế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (không quá 1 lần/năm) và không ban hành thêm văn bản mới tạo thêm gánh nặng về thuế, phí, thủ tục hành chính.

Có cơ chế và quy định pháp lý rõ ràng đối với các chính sách, thủ tục hành chính liên quan tới hỗ trợ doanh nghiệp để cán bộ các cấp có thể thực hiện mà không lo bị phạm lỗi.

Phân quyền cho phép cơ quan PCCC cấp Quận/huyện thẩm duyệt và nghiệm thu cho các nhà máy có vốn đầu tư dưới 200 tỷ và ngành nghề không đặc biệt gây nguy cơ cháy nổ để giảm thời gian chờ đợi kéo dài vì các khâu xét duyệt đang hầu hết tập trung về một vài đầu mối ở trung ương như hiện nay.

Đề nghị thay đổi Luật và quy định về đấu thầu: Bỏ quy định dùng giá của hợp đồng cũ làm dự toán. Cho phép áp dụng công thức giá trong chào bán sản phẩm dựa vào các biến động giá nguyên vật liệu và tỉ giá ở thời điểm sản xuất dựa trên các chỉ số giá được công bố công khai trên thế giới.

 

Nền kinh tế đầu tàu châu Âu suy thoái

Thứ 5, 25/05/2023 | 15:49
Khó có khả năng kinh tế Đức sẽ suy thoái sâu hơn trong thời gian tới, nhưng nền kinh tế số 1 châu Âu cũng sẽ không chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ nào.

Cán bộ né tránh, đùn đẩy, không dám làm gây khó thêm cho nền kinh tế

Thứ 5, 25/05/2023 | 15:37
Nền kinh tế cần giải pháp đồng bộ để có thể bứt phá, trong đó vấn đề về người đứng đầu tại địa phương hiện rất đáng lo ngại còn tình trạng e sợ, đùn đẩy trách nhiệm.

Tổng Giám đốc IMF: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ gấp đôi toàn cầu

Thứ 7, 20/05/2023 | 17:43
Tổng Giám đốc IMF nhận định Việt Nam là ngôi sao sáng trên bầu trời kinh tế thế giới, đồng thời đánh giá cao chính sách điều hành kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Cùng tác giả

"Cháy" vé máy bay, Cục Hàng không tiếp tục yêu cầu tăng chuyến

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:11
Dù đã cung ứng thêm nhiều chuyến bay, một số đường bay nội địa từ Hà Nội và Tp.HCM đi, đến các địa phương vẫn có tỉ lệ đặt chỗ từ 90-100% trong các ngày 27/4 và 1/5.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ các khía cạnh của 8 dự án BOT vướng mắc

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:10
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông.

Tài sản Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tăng hơn 1.000 tỷ đồng sau quý I

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Rạng Đông xác định năm 2024 là năm mở đầu bứt phá với mặt bằng tăng trưởng mới 25 - 30%/năm.

Điều chỉnh dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:23
Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện, trình Chính phủ trước ngày 30/4 về điều chỉnh báo cáo khả thi dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành.

Cả nước còn hơn 1.000 điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn đường sắt

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:15
Dù Bộ GTVT và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp song, trên các tuyến đường sắt hiện còn tồn tại 5 điểm đen, 1.087 điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT.
Cùng chuyên mục

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Thanh Hóa: Dồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:00
Những năm qua, Thanh Hóa chú trọng đầu tư mới và nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo tiền đề thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế địa phương.

Giá hồ tiêu xu hướng tăng, thận trọng quy hoạch vùng trồng

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:30
Khi giá hồ tiêu duy trì ở mức cao, người nông dân phấn khởi nhưng việc mở rộng diện tích trồng nông sản này cần đánh giá cẩn thận để tránh biến động thị trường.

Thanh Hóa: Tăng tốc phát triển các cụm công nghiệp

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Thanh Hóa vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Thuần Lộc địa bàn xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc với diện tích gần 24ha, tổng vốn đầu tư hơn 208 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Thanh Hóa: Tăng tốc phát triển các cụm công nghiệp

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Thanh Hóa vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Thuần Lộc địa bàn xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc với diện tích gần 24ha, tổng vốn đầu tư hơn 208 tỷ đồng.