Lời đồng dao khiến Viên Thuật xưng đế dù thế lực không bằng Tào Tháo

Lời đồng dao khiến Viên Thuật xưng đế dù thế lực không bằng Tào Tháo

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Thứ 4, 14/10/2020 06:07

Viên Thuật (155 – 199) tự Công Lộ làm thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Trong giai đoạn loạn lạc ông từng xưng làm hoàng đế nhưng nhanh chóng bị thất bại.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Viên Thuật là một nhân vật phụ, xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 21. Viên Thuật được mô tả khá gần với lịch sử, ông không được tác giả tập trung xây dựng hư cấu, tô vẽ nhiều như những nhân vật chính Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Tào Tháo...

Tuy nhiên, việc Tam quốc diễn nghĩa nói Viên Thuật là một sứ quân có thực lực mạnh mẽ, "binh đông tướng giỏi" thì không giống như hoàn cảnh của ông trong lịch sử lúc xưng đế - chỉ có địa bàn 2 quận ở Dương Châu.

TV Show - Lời đồng dao khiến Viên Thuật xưng đế dù thế lực không bằng Tào Tháo

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Viên Thuật là người có danh vọng nhưng thiếu cơ trí, không biết lượng sức nên bị thất bại.

Theo dã sử, sau khi Tôn Kiên chết, con là Tôn Sách phải nương nhờ Viên Thuật. Thuật bèn nhân cơ hội vợ Tôn Kiên là Ngô thị đem quan tài chồng về quê, bắt giữ lại và cướp đoạt Ngọc tỷ truyền quốc hay Truyền quốc ngọc tỷ.

Năm 196, Viên Thuật muốn xưng đế. Ông tin vào lời đồng dao: "Đại Hán giả, Dương đồ cao", nghĩa là "Thay nhà Hán là đường cao". Ông cho rằng ông họ Viên, là con cháu Hiên Thọ Đồ thời Xuân Thu, ứng với chữ Đồ; tên tự của ông là Công Lộ cũng mang nghĩa là đường cao, nên ứng vào câu đó. Vì vậy ông quyết tâm làm vua. Người có quan hệ tốt nhất với Viên Thuật là Tôn Sách cũng từ Giang Đông viết thư khuyên ông không nên như vậy nhưng ông không nghe theo.

Tính toán của Viên Thuật không phải không có cơ sở. Trong tay Viên Thuật có Truyền quốc ngọc tỷ. Ngọc tỉ này bị thất lạc trong cuộc nổi loạn của bọn thái giám Trương Nhượng (năm 189), sau lọt vào tay Tôn Kiên, rồi bị Viên Thuật cướp từ tay Tôn phu nhân (vợ Tôn Kiên). Có ngọc tỉ trong tay, lại tin vào những lời sấm truyền, Viên Thuật tin chắc ngôi báu sẽ về tay mình.

TV Show - Lời đồng dao khiến Viên Thuật xưng đế dù thế lực không bằng Tào Tháo (Hình 2).

Viên Thuật chỉ thích hư danh làm hoàng đế nên nhanh chóng bị thất bại

Theo Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ, năm Kiến An thứ hai đời Hiến đế (năm 197), Viên Thuật chính thức xưng làm hoàng đế, tự xưng là Trọng Gia, đóng đô ở Thọ Xuân thuộc quận Cửu Giang, lập vợ làm hoàng hậu, phong con trai, con gái làm hoàng tử, công chúa, thiết lập trăm quan.

Thực lực của ông khi đó chỉ có 2 quận Cửu Giang và Lư Giang, nghĩa là không có đến một nửa địa bàn Dương Châu. Thế lực của ông không bằng thế lực của các chư hầu như Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Biểu... mà Viên Thuật lại ở trong thế đương đầu cả cùng lúc với các chư hầu này.

Sau đó, không lâu Viên Thuật bị Tào Tháo và Lã Bố đánh bại. Năm 199, ông kiệt sức lâm bệnh nặng rồi thổ huyết qua đời lúc 45 tuổi. Viên Thuật làm hoàng đế tất cả trong 2 năm.

Các nhà nghiên cứu nhận định, Viên Thuật không phải không có tài năng nhưng không biết lượng sức mình, chỉ thích hư danh làm hoàng đế nên nhanh chóng bị thất bại trong cuộc chiến tranh quần hùng cuối thời Đông Hán. Việc ông xưng đế trong lúc nhà Hán chưa mất là một sai lầm lớn, khiến các chư hầu có lý do tập trung vào tấn công với danh nghĩa "phò Hán" làm cho Viên Thuật phải cùng lúc đương đầu với nhiều kẻ địch và thất bại là không tránh khỏi. Viên Thuật nhiều tham vọng nhưng lại không có chí khí và thiếu tầm nhìn chiến lược.

Quốc Tiệp (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.