Lời khuyên của Phó Hiệu trưởng trường ĐHKHTN - ĐHQG HN gửi đến các sĩ tử

Lời khuyên của Phó Hiệu trưởng trường ĐHKHTN - ĐHQG HN gửi đến các sĩ tử

Thứ 2, 24/06/2019 | 20:23
0
Ngay trước “giờ G” diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia 2019, báo điện tử Người Đưa Tin đã có buổi trao đổi với PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh – Phó Hiệu trưởng trường đại học Khoa học Tự nhiên – đại học Quốc gia Hà Nội về một nỗi lo khác cũng thời sự không kém: Những ngành học bị “ế”.
Giáo dục - Lời khuyên của Phó Hiệu trưởng trường ĐHKHTN - ĐHQG HN gửi đến các sĩ tử

 PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh – Phó Hiệu trưởng trường đại học Khoa học Tự nhiên – đại học Quốc gia Hà Nội

Thưa ông, năm nay, số lượng nguyện vọng đăng kí vào trường đại học Khoa học Tự nhiên so với các năm trước như thế nào?

Theo số liệu thống kê về nguyện vọng đăng kí của các thí sinh vào 29 chương trình đào tạo của trường ĐH KHTN cao hơn so với năm 2017 nhưng thấp hơn so với năm 2018. Một phần nguyên nhân do số lượng thí sinh dự thi kì thi THPT QG năm nay cũng giảm hơn so với năm 2018.
Tuy vậy, vẫn còn một đợt điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh vào tháng 7 sau khi công bố điểm thi THPT Quốc gia 2019, nên nhiều thí sinh còn phân vân về ngành nghề và sẽ ra quyết định sau đó. Khi đó, chúng tôi sẽ có số liệu thống kê chính xác.

Ông đánh giá như thế nào về các ngành học của trường hiện tại so với nhu cầu xã hội hiện nay, khi mà bài toán về sinh viên ra trường làm trái ngành trái nghề vẫn chưa tìm ra lời giải?

Trường ĐH KHTN – ĐH QGHN tiền thân là Đại học Tổng hợp Hà Nội và đúng như trước đây là trường đại học được Nhà nước phân công về khoa học cơ bản. Tuy nhiên trong vòng 20 năm trở lại đây nhà trường cũng có sự điều chỉnh, dịch chuyển không chỉ tập trung vào các ngành nghề khoa học cơ bản là Toán, Lý, Hóa, Sinh mà còn có cả các chương trình thiên về tính ứng dụng như: Công nghệ sinh học, công nghệ kỹ thuật hóa học hay là máy tính và khoa học thông tin…

Thông thường, các ngành khoa học cơ bản là các chương trình đào tạo kén chọn sinh viên, những thí sinh phải thực sự có đam mê thì sẽ chọn vào những ngành học này. Trường luôn tạo điều kiện để thu hút các học sinh xuất sắc ở khối phổ thông, đặc biệt là các bạn đã tham gia kì thi đội tuyển quốc tế hoặc đạt giải quốc gia vào các chương trình này.

Là lãnh đạo một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam với số lượng tuyển sinh mỗi năm rất lớn, ông đánh giá như thế nào về xu hướng lựa chọn nguyện vọng, chuyên ngành học của các thí sinh hiện nay?

Theo tôi, nhiệm vụ của các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học hàng đầu không chỉ là thu hút, tuyển sinh thêm thật nhiều sinh viên mà nhiệm vụ chính là công tác hướng nghiệp – đó là trách nhiệm xã hội của các trường. Ngoài việc thông tin chuẩn xác về các ngành học tuyển sinh, các trường còn phải đưa ra dự đoán ngành nghề ấy trong vòng 10 năm kế tiếp.

Hiện nay, tôi nhận thấy việc lựa chọn ngành học của các thí sinh, các bạn sinh viên vẫn còn phụ thuộc lớn vào dư luận xã hội, ý kiến của gia đình mà bỏ qua việc đánh giá khả năng, năng lực, đam mê có phù hợp với công việc đó hay không.

Bài toán tối ưu đặt ra là lựa chọn được một ngành nghề phù hợp với các chỉ tiêu trên, cũng như cơ hội việc làm, thăng tiến sau khi tốt nghiệp.

Các trường đại học cũng đã thực hiện những khảo sát về tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, từ đó phân tích các tiêu chí, xu hướng và đưa ra giải pháp điều chỉnh ngành tuyển sinh cho phù hợp.

Giáo dục - Lời khuyên của Phó Hiệu trưởng trường ĐHKHTN - ĐHQG HN gửi đến các sĩ tử (Hình 2).

Nhiều người cho rằng các ngành khoa học tự nhiên sẽ “kén” thí sinh hơn ngành khoa học xã hội, quan điểm của ông như thế nào?

Theo tôi thì cũng không hẳn vậy, với mỗi ngành nghề lĩnh vực sẽ có những độ khó riêng. Với những ngành như khoa học xã hội hay những ngành kinh tế thì học chuyên sâu cũng không hề dễ dàng.

Chỉ có thể nói là những ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật nhiều khi nó trừu tượng quá hoặc gắn với phòng thí nghiệm. Còn những ngành thiên về xã hội, kinh tế thì nó sẽ thực tế hơn và không phải đi thực địa, nhưng nếu để có kiến thức tốt thì cũng phải đầu tư tâm trí và thời gian, chỉ là hình thức nó khác nhau thôi.

Trước thềm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, ông có nhắn nhủ gì đến gần 900.000 thí sinh trên cả nước?

Ở giai đoạn nước rút này, có lẽ tôi chỉ xin chúc các thí sinh bình tĩnh tự tin để cố gắng đạt kết quả thi cao nhất, sau đó khi mà có kết quả thì các em sẽ rà soát lại các nguyện vọng đã đăng ký. Nếu có thắc mắc hoặc mong muốn tìm hiểu thông tin, các em có thể liên hệ với bộ phận tuyển sinh của các trường đại học, các thầy cô sẽ giải đáp thắc mắc cho các em.

Các em còn một cơ hội điều chỉnh nguyện vọng vào tháng 7, dựa vào kết quả thi, nhìn nhận lại đam mê, sở thích của mình, đồng thời tham khảo cơ hội nghề nghiệp trong 5-10 năm tới để từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất.

Chúc các em thành công!

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Quốc Hưng

Con trai học lớp 11, cha mới khăn gói đi thi THPT Quốc gia

Thứ 2, 24/06/2019 | 18:24
Một thí sinh ở Thừa Thiên-Huế sau 15 năm nghỉ học phổ thông, đã có con trai học lớp 11, nay mới hoàn thành chương trình lớp 12 và lần đầu đi thi THPT Quốc gia.

Màu áo lính của thí sinh Hà Giang nổi bật trong ngày làm thủ tục thi THPT Quốc gia 2019

Thứ 2, 24/06/2019 | 17:35
Ngày hôm nay (24/6) hơn 5000 thí sinh Hà Giang làm thủ tục bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Đa số các thí sinh tại đây đều có lòng tin rằng với sự chuẩn bị kỹ càng các em hoàn toàn đủ khả năng hoàn thành tốt bài thi sắp tới của mình.

TP.HCM: Một thí sinh đau ruột thừa được đặc cách không làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2019

Thứ 2, 24/06/2019 | 16:28
Các thí sinh có tâm trạng khá thoải mái và tự tin đến làm thủ tục thi. Công tác tổ chức tại các hội đồng thi được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng. Một thí sinh bị đau ruột thừa phải mổ được đặc cách không làm thủ tục thi chiều 24/6.
Cùng tác giả

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Thứ 4, 26/10/2022 | 09:20
VND là mã đại chúng có mức tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua, xen giữa là các đợt tăng vốn liên tục, với biên độ cũng nằm trong Top đầu.

Động thái tái cơ cấu của Him Lam ở Postef

Thứ 3, 26/04/2022 | 08:25
Theo đuổi suốt 11 năm và bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng, Him Lam Group có nhiều động lực để phát triển tổ hợp 61 Trần Phú, đồng thời duy trì, tăng tỉ lệ sở hữu tại Postef.

"Thế kẹt" của Thành Công Group ở Eximbank

Thứ 6, 18/02/2022 | 11:11
Động thái chấp thuận bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Eximbank của nhóm Thành Công - Âu Lạc ít nhiều mang tới những kỳ vọng về tầm nhìn chung giữa các nhóm cổ đông.

Làm dâu ngày Tết

Thứ 4, 02/02/2022 | 13:25
Tôi từng líu ríu tay chân, sợ bình hoa đặt sai chỗ, sợ món ăn không hợp khẩu vị nhà chồng... Rồi tôi nhận ra, mâm cỗ nào cũng sẽ ngon, nếu Tết có hương vị đoàn viên.

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Thứ 2, 04/10/2021 | 10:19
Nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 hay đánh đổi chữ Tín của một tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Tp.HCM: UBND phường lên tiếng vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:43
Ngày 24/4, UBND phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức) đã có báo cáo về vụ giáo viên mầm non bạo hành trẻ được lan truyền trên mạng xã hội.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.