Luật “mở” nhưng tư duy chưa sẵn sàng là vướng mắc trong tự chủ đại học

Luật “mở” nhưng tư duy chưa sẵn sàng là vướng mắc trong tự chủ đại học

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 4, 30/09/2020 | 19:02
0
Theo các chuyên gia, để thực hiện Luật 34 và Nghị định 99, điều quan trọng là phải thay đổi tư duy mạnh mẽ, bởi, nếu vẫn giữ thói quen cũ thì không thể thực hiện được những tư tưởng mới.

Ngày 30/9, chi hội Luật gia bộ GD&ĐT phối hợp với chi hội Luật gia trường đại học Luật Hà Nội và chi hội Luật gia trường đại học Ngoại thương đã tổ chức tọa đàm “Hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ của cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018”.

Tọa đàm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng văn bản nội bộ trong các trường đại học, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; đặc biệt triển khai Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34), Nghị định 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật này vào trong thực tiễn.

Chủ trì tọa đàm, ông Nguyễn Huy Bằng, Chủ tịch chi hội Luật gia bộ GD&ĐT đã chỉ ra, Luật số 34 và Nghị định 99 có nhiều quy định quan trọng hướng tới tăng quyền tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các trường đang triển khai nhưng còn lúng túng, thiếu thống nhất, hiệu quả còn hạn chế.

Giáo dục - Luật “mở” nhưng tư duy chưa sẵn sàng là vướng mắc trong tự chủ đại học

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Trong khuôn khổ tọa đàm, các đơn vị trình bày một số báo cáo, tham luận về mối quan hệ giữa quy định của Luật số 34 với quy định khác của pháp luật, quy định của Đảng; thẩm quyền của hội đồng trường, Hiệu trưởng trong việc bổ nhiệm viên chức quản lý; sử dụng tài sản công trong liên doanh, liên kết của trường đại học. PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch hội đồng trường đại học Ngoại thương cho biết, hội đồng trường mới thành lập nhiệm kỳ 2020-2025 từ tháng 8/2020. “Chúng tôi đang quan tâm nhiều vấn đề đặc biệt liên quan đến hoàn thiện quy định về văn bản. Tôi xin trình bày một số vấn đề  về cách tiếp cận khác nhau của các trường, trong đó, có vấn đề liên quan đến thẩm quyền của hội đồng trường và Hiệu trưởng trong việc bổ nhiệm viên chức quản lý. Đó là một vấn đề rất “nóng”!”.

PGS.TS Nguyễn Mai Hương, Chủ tịch hội đồng trường đại học Mở Hà Nội cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy có điểm khác biệt, có thể thấy rằng, để thực hiện Luật 34 và Nghị định 99, điều quan trọng là phải thay đổi tư duy mạnh mẽ của hệ thống giáo dục, của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các đơn vị đến từng cán bộ trong nhà trường".

Theo bà Hương, nếu vẫn giữ thói quen cũ thì không thể thực hiện được những tư tưởng mới.

Quan điểm của trường đại học Mở Hà Nội là xóa bỏ thói quen cũ, để tư duy theo cái mới. Có như vậy mới thực hiện được hiệu quả!

Giáo dục - Luật “mở” nhưng tư duy chưa sẵn sàng là vướng mắc trong tự chủ đại học (Hình 2).

PGS.TS Nguyễn Mai Hương, Chủ tịch hội đồng trường đại học Mở Hà Nội.

Muốn vậy, phải có một hệ thống các văn bản của nhà trường để làm cơ sở pháp lý định hướng cho mọi tư duy hành động. Đây là một đại vấn đề của hệ thống văn bản nội bộ của cơ sở giáo dục đại học”, PGS.TS Nguyễn Mai Hương đề xuất.

“Đối với các thành phần trong hệ thống, tôi cho rằng, phải xây dựng một ma trận mà ở đó có chiều ngang và chiều dọc tùy thuộc đặc điểm của từng trường. Nếu xây dựng một ma trận như vậy, có lẽ các thành phần của một hệ thống văn bản nội bộ trong nhà trường lớn đến mức nào. Và đã là một hệ thống thì không rời rạc nhau mà với tính đồng bộ, bao quát, sẽ có tính thống nhất, có sự liên hệ với nhau. Các nhà trường không thể không thực hiện.

Trăn trở lớn nhất của các đơn vị là làm thế nào với ma trận dày đặc như vậy, có những điểm chốt cốt lõi trong từng tổ chức, là khung tác động đến các ô khác trong ma trận hệ thống văn bản, cơ bản nhất, lâu dài nhất… Dựa trên chiến lược phát triển, sứ mệnh của nhà trường… để đề ra quan điểm thống nhất, từ đó, tác động đến các văn bản khác mà không bị va chạm.”.

TS. Nguyễn Thị Kim Phụng, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học, bộ GD&ĐT cũng khẳng định: “Từ những vướng mắc được trình bày tại tọa đàm, công tác tư vấn đến các trường sắp tới cũng sẽ được chuẩn bị và triển khai tốt hơn. Trước hết, chúng ta không thể kỳ vọng Luật Giáo dục đại học có thể giải quyết hết mọi vấn đề trong hoạt động của một trường đại học, mà chủ yếu về vấn đề hoạt động chức năng của cơ sở giáo dục đại học”.

Giáo dục - Luật “mở” nhưng tư duy chưa sẵn sàng là vướng mắc trong tự chủ đại học (Hình 3).

TS. Nguyễn Thị Kim Phụng, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT.

“Tôi cũng tâm đắc với một số ý kiến và muốn khẳng định lại thêm một lần nữa, tư tưởng chính của Luật Giáo dục đại học là tự chủ của các trường. Chính vì vậy, chúng ta phải bỏ hẳn thói quen cũ, phải có tư duy mới trong quản trị hoạt động trường ở thời kỳ tự chủ. Tôi biết rằng đây là một điều rất khó, bởi, trong cơ chế cũ, có nhiều người đã rất thành công, nên bây giờ khó thay đổi. Đây chính là một “lực cản” rất lớn. Bên cạnh đó, cần chú ý, trong quản lý, cũng nên mềm mại, linh hoạt nhất là đối với các trường đại học tự chủ”, TS. Nguyễn Thị Kim Phụng nhấn mạnh thêm.

Giáo dục - Luật “mở” nhưng tư duy chưa sẵn sàng là vướng mắc trong tự chủ đại học (Hình 4).

Bà Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam.

Đánh giá cao mục đích của buổi tọa đàm, bà Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam cho rằng: “Đây là sáng kiến đầu tiên để kết nối đạt mục tiêu chung của hội Luật gia Việt Nam. Tọa đàm là một bước tiếp nối quan trọng để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng văn bản nội bộ trong các trường đại học, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; đặc biệt triển khai Luật số 34, Nghị định 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật này vào trong thực tiễn”.

Theo đó, tọa đàm cũng có ý nghĩa tăng cường tiếp cận, trao đổi thông tin, phối hợp, chia sẻ xây dựng hệ thống các văn bản cho các cán bộ quản lý nắm bắt thông tin, tham mưu lãnh đạo Bộ kịp thời có chỉ đạo, hướng dẫn các trường trong việc thực hiện luật.

 

“Dây trói” trong tự chủ tuyển sinh đại học năm 2020

Thứ 6, 08/05/2020 | 12:08
Theo Quy chế tuyển sinh mới nhất, năm nay, tuyển sinh đại học, cao đẳng có nhiều thay đổi.

Trường quốc tế “lạnh lùng” thu học phí đầy đủ giữa đại dịch: Phụ huynh bức xúc “cầu cứu” bộ Giáo dục & Đào tạo

Thứ 2, 27/04/2020 | 08:11
Mặc dù việc học bị gián đoạn do dịch bệnh Covid-19 nhưng một số trường quốc tế tại TP.HCM vẫn thông báo thu đủ học phí, thậm chỉ đòi tiền sớm hơn, tính phí đóng trễ. Điều này khiến nhiều phụ huynh bức xúc bởi chất lượng giáo dục không hề tương xứng, cách trao đổi không tôn trọng và nhân văn.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh hội đồng dã man nữ sinh

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:49
Cơ quan chức năng đã có kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh và xúc phạm nữ sinh N.T.H.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:18
Việc đăng ký thử nhằm giúp các thí sinh tập dượt, làm quen với việc đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến, từ đó hạn chế các sai sót, nhầm lẫn...
     
Nổi bật trong ngày

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2024: Hôm nay trời dịu mát hay nắng nóng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (23/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.