Lý do không nên xoa bóp bắp tay sau khi vừa tiêm vắc-xin Covid-19

Lý do không nên xoa bóp bắp tay sau khi vừa tiêm vắc-xin Covid-19

Thứ 2, 06/09/2021 | 16:08
0
Sau khi chủng ngừa vắc-xin, nhiều người bị đau nhức, sưng tại vị trí tiêm. Theo các chuyên gia đây là phản ứng bình thường và không nên xoa bóp ở khu vực đó.

Tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ mọi người trong đại dịch Covid-19. Dù được tiêm loại vắc-xin nào, bạn cũng cần tuân thủ các hướng dẫn để tối đa hóa khả năng sinh miễn dịch, giảm tác dụng phụ.

Sau khi tiêm vắc-xin, vị trí tiêm bị đau nhức, cứng cơ là những tác dụng phụ phổ biến thường gặp. Theo các chuyên gia, đau nhức cánh tay là phản ứng sớm cho thấy cơ thể nhận biết vắc-xin. Khi được tiêm, cơ thể sẽ coi đó là chấn thương và gửi các tế bào miễn dịch đến cánh tay và làm giãn mạch máu. Các tế bào miễn dịch cũng gây ra chứng viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi cùng một mầm bệnh. Các chuyên gia gọi đây là “khả năng gây phản ứng” của vắc-xin. Một số kích ứng ở cánh tay cũng xuất phát từ việc cơ phản ứng với một lượng nhỏ chất lỏng vắc-xin được tiêm.

Ngoài đau nhức, một số người còn bị phát ban, ngứa, sưng tấy gần vết tiêm... Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều ngày, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên chà xát, véo hoặc xoa bóp chỗ tiêm vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin Covid-19. Hành động này cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, gây viêm nhiễm, đau mỏi.

Các chuyên gia đề nghị tránh xoa bóp chỗ tiêm trong vòng vài giờ sau khi chủng ngừa bởi khi đó vắc-xin đạt đến nồng độ cao nhất.

Lời khuyên này cũng được áp dụng cho các loại vắc-xin áp dụng kỹ thuật tiêm bắp khác. Theo đó việc xoa tay vào tổ chức da ở chỗ vết tiêm có thể thúc đẩy và làm gia tăng xuất huyết mao mạch dưới da tại chỗ, dễ dẫn đến sưng tụ máu, nhiễm trùng.

Nếu dùng bàn tay chưa sát khuẩn xoa vào vết tiêm, vi khuẩn gây bệnh có thể theo vết thương chưa kín miệng đi vào cơ thể gây viêm nhiễm tổ chức tại chỗ. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu gây nhiễm độc và nhiễm trùng máu.

Trong khi đó nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy một số nhân viên y tế nhẹ nhàng xoa bóp da trước khi tiêm. Đây là phương pháp thực hành lâm sàng được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, làm mềm và thư giãn các cơ ở tay, giúp vắc-xin hiệu quả hơn.

Sau tiêm nếu cảm thấy quá đau và bị cứng khớp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như chườm đá, chườm ấm, ngâm nước muối Epsom, tập thể dục nhẹ nhàng cho cánh tay được tiêm. Những hoạt động trên giúp chống lại tác dụng phụ và giảm đau nhanh hơn. Các chuyên gia cũng khuyên những ai nhạy cảm với cơn đau nên tiêm vắc-xin ở cánh tay không thuận.

Minh Hoa (t/h theo VietNamNet, VnExpress)

Không có phản ứng phụ sau tiêm thì vắc-xin Covid-19 có hiệu quả không?

Thứ 6, 03/09/2021 | 13:09
Một số người không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, vì vậy họ thắc mắc liệu hệ miễn dịch của mình có hoạt động bình thường hay không.

Người đang chữa ung thư tuyến giáp tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Thứ 5, 02/09/2021 | 10:35
Nhiều người muốn tiêm vắc-xin sớm song e ngại đang dùng thuốc điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy nhóm người trên có nên tiêm vắc-xin Covid-19 hay không?

Info: Người mắc bệnh nền có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19?

Thứ 3, 17/08/2021 | 10:21
Theo hướng dẫn mới của bộ Y tế, có 5 nhóm cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trước khi tiêm, trong đó có nhóm người mang bệnh nền, bệnh mạn tính.

Sự thật về vắc-xin Covid-19 có thể bạn chưa biết

Thứ 3, 17/08/2021 | 15:09
Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và bộ Y tế phối hợp thực hiện infographic "những sự thật về vắc-xin Covid-19" giúp người dân hiểu hơn về tác dụng của vắc-xin.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.