Mặc cảm hay kiêu ngạo đều là một thứ khổ

Mặc cảm hay kiêu ngạo đều là một thứ khổ

Thứ 6, 13/12/2013 | 08:14
0
Muốn trở nên tự tại, mình thực tập buông bỏ ý niệm. Tất cả ý niệm trên thế gian này dù ở nội dung nào hay hình thức nào đều dẫn đến điểm cuối cùng là khổ đau. Muốn không còn khổ đau, phải buông bỏ ý niệm. Ý niệm về đúng, sai tạo nên sự tranh cãi, không đồng thuận hay chiến tranh.

Thực ra không có gì đúng cũng không có gì sai, chẳng qua nó hợp với tiêu chuẩn của mình nên cho đúng và không hợp với tiêu chuẩn nên cho sai. Tùy theo hoàn cảnh có nên áp dụng ý niệm đó hay không. Để nấu nước sôi, một em bé được hỏi là dùng gì để đun nước. Cách đây khoảng 40 năm, chắc chắn em sẽ trả lời là dùng củi hoặc em bé dưới quê sẽ nói dùng rơm rạ. Nhưng bây giờ, cũng câu hỏi đó, một em bé sẽ trả lời là dùng bếp ga hay bếp điện. Bạn thấy không, không có em bé nào sai cả. Kẹt vào ý niệm đúng, sai là chứng minh cho bản ngã tầm cầu cái đúng, thực ra đó là một tâm tham. Buông bỏ ý niệm này, người sẽ chấp nhận được ý niệm của người kia.

 Ý niệm về xấu, đẹp dẫn đến khổ về mặc cảm hoặc kiêu ngạo. Mặc cảm là một thứ khổ và kiêu ngạo cũng là một thứ khổ. Mặc cảm vì không đẹp như người khác, không sang trọng như người khác hay không được chú ý như người khác. Đẹp nên thấy mình hơn người, thấy được sang trọng, thấy được yêu thích. Xấu hay đẹp do phước duyên của mỗi người nhưng đó chỉ là vẻ đẹp hình thức. Nếu người không đẹp về hình thức biết tu, biết làm phước, họ có cái đẹp từ bên trong, cái đẹp bên trong lúc nào cũng bền vững hơn cái đẹp bên ngoài.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Cái đẹp bên ngoài không bao giờ khỏa lấp được sự bệ rạc ở bên trong. Nhìn người đẹp, biết người này nhiều đời tu nên có dung nhan tươi mát, nhìn đó mà bản thân lo tu, không mặc cảm nữa. Nhìn người không đẹp, biết người này nhiều đời không lo tu nên dung nhan không được tươi mát, nhìn đó mà bản thân lo tu, không tự mãn nữa. Buông bỏ ý niệm về hình thức, người có thì giờ chăm lo cho nét đẹp tâm hồn của mình. Người có nét đẹp tâm hồn lúc nào cũng tỏa sáng, như ánh bình minh lúc ban mai.

Thiền++ - Mặc cảm hay kiêu ngạo đều là một thứ khổ

Ý niệm về thành, bại dẫn mình đến cái khổ của con ma sĩ diện. Sĩ diện là một thứ ma dục, nhiều khi hại thân và hại rất nhiều người. Thành bại là chuyện thường tình của thế gian, có bại mới tìm ra phương kế để thành, nhiều khi thành mỹ mãn hơn. Dưới con mắt nhà Phật, thành bại là diễn tiến của nghiệp, người thành công nhiều do biết làm phước và tu tập nhiều, người không thành công do không biết làm phước hay tu tập kém cỏi.

Thực tập tâm hỷ để vui với thành công của người, mình không kẹt vào ý niệm vào thành công. Thực tập khiêm cung để thấy những thành công mình đạt được do sự đóng góp của nhiều công sức, không phải một cá nhân nào. Thực tập tâm bi để thông cảm với sự thất bại của người, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Thực tập tâm xả để bình thản trước thất bại, xem đó là thử thách cần vượt qua.

Buông bỏ ý niệm thành bại còn biểu hiện ở chỗ đặt ra tiêu chuẩn như thế này gọi là thành và như thế này gọi là bại. Đặt mục tiêu đạt điểm TOEIC 700 thì cho là thành công trong khi nguồn lực bản thân khó có thể với tới. Với người biết được năng lực, đặt mục tiêu vừa đủ, cái thành dễ đến với người đó. Mình không thành công do đặt mục tiêu quá xa vời.

Buông bỏ ý niệm về hình hài này là bài thực tập quan trọng. Hình hài này không bị giới hạn bởi hình thể mà mình nhìn thấy trong gương. Mình chính là sự tiếp nối của ba mẹ, của ông bà, của tổ tiên. Khi mình gây khổ đau cho mình, mình gây khổ đau cho tất cả hạt giống tổ tiên trong mình. Khi mình biết tu tập, tất cả yếu tố tổ tiên trong mình đều được hưởng bình an từ sự tu tập của mình.

Tiếp theo, mình bắc cầu cho sự tiếp nối của con cháu. Mình rất thương con cháu nên chỉ muốn trao truyền cho con cháu những hạt giống tình thương, cho nên bản thân mình tu tập để giúp cho con cháu kế thừa. Việt Nam có câu, con gái nhờ đức ba, con trai nhờ đức mẹ, phước đức của mình có ảnh hưởng đến con cháu, vì thương con cháu mình phải biết tu.

Hình hài này còn đại diện cho cả vũ trụ, trong mình có đất, nước, lửa gió, không khí, chất khoáng, hoa cỏ, dòng sông, con suối, mây trắng, trời xanh, chim chóc, muôn loài. Tất cả vạn vật và mình đều biểu hiện trong nhau. Khi mình tu là tu cho cả vũ trụ, nên cả thế giới ai cũng biết tu, có thể chuyển hóa được cả vũ trụ trở nên ít đen tối hơn.

Sự có mặt của mình là biểu hiện của muôn hình vạn trạng chúng sinh. Mình là biểu hiện của ba thân, Phật thân, Pháp thân và Tăng thân. Mình có hạt giống của tuệ giác và giác ngộ, đó là Phật thân. Mình có hạt giống của sự hành trì và giải thoát, đó là Pháp thân. Mình có hạt giống của nương tựa, của phước điền, đó là Tăng thân. Nói cách khác, mình là tiếp nối và biểu hiện của Phật, Pháp và Tăng.

Giữ gìn bản thân là giữ gìn ba ngôi Tam Bảo. Thọ mạng của mình là vô lượng. Mình không từ đâu tới cũng không đi về đâu. Cái chết chỉ đánh dấu một sự kiện của tiến trình sự sống. Như chiếc lá lìa cành đánh dấu cái chết của chiếc lá, nhưng thực ra chiếc lá đâu có chết, nó chỉ làm cuộc hành trình trở về, về với đất và sống dưới dạng khác. Chiếc lá không sinh không diệt nên mình cũng không sinh không diệt.

Buông bỏ ý niệm về hình hài để không sợ hãi về sự già nua và bệnh tật mà sử dụng hình hài như một chiếc bè bơi qua sông, như một đền thờ tâm linh, tức là sử dụng thân hành trì chánh pháp mà đi đến bờ giải thoát. Buông bỏ ý niệm về thọ mạng, như buông bỏ về đoạn kiến, cho rằng đời sống này là duy nhất nên không biết trân quý sự sống.

Buông bỏ được sẽ không sợ hãi về cái chết, biết rằng sống chết chỉ là cách nói ví von về tiến trình sự sống vì tất cả đều đang sống và đang chết, sống và chết đều đang diễn ra trong từng sát na. Biết thế, mình trân quý sự sống, sống đích thực trong giây phút hiện tại.

Buông bỏ ý niệm trong ngoài để không còn thấy sự phân biệt. Nếu tôi cho rằng tôi và anh Tịnh Dũng là khác nhau, tức là tôi là tôi và Tịnh Dũng là Tịnh Dũng là tâm có sự phân biệt. Khi tâm phân biệt sẽ sinh ra tâm hơn thua, so sánh, kỳ thị.

Tôi có những nỗi khổ niềm đau và Tịnh Dũng cũng có những nỗi khổ niềm đau. Nếu tôi ôm lấy được những nỗi khổ niềm đau của tôi thì tôi cũng ôm lấy được những nỗi khổ niềm đau của Tịnh Dũng và ngược lại. Muốn hiểu khổ đau của người, mình phải nằm trong vùng khổ đau, phải từng khổ đau.

Thấy được khổ đau của người, mình hiểu người và thương được người, mình với người là một. Trong ngoài còn nói tới việc ý niệm cho rằng có thế giới bên trong và thế giới bên ngoài, so với thân tâm của mình. Ví dụ mình đi du lịch để biết cái thế giới bên ngoài ra sao. Mình đi Thái Lan, đi Pháp hay đi Canada để xem có gì khác biệt, cái mình cho là khác biệt với Việt Nam thì mình nói thế giới kia là bên ngoài so với Việt Nam. Vậy một người Pháp có thể cho Việt Nam là thế giới bên ngoài đối với họ.

Ý niệm trong ngoài khiến mình tìm kiếm và phân biệt. Tìm kiếm vì thấy bên trong chưa đủ. Phân biệt vì so sánh các dục trần của sáu căn. Thực ra chẳng có gì trong cũng chẳng có gì ngoài. Cái này có thể là trong của cái kia và cái kia có thể là trong của cái này. Tất cả vạn vật đều đi vào nhau thể hiện dưới nhiều sắc thái và hình thức. Thực ra chẳng có cái nào đi vào cái nào mà chỉ có thực tại đang biểu hiện. Thực tại không bị kìm hãm bởi không gian và thời gian. Nhìn thực tại bằng con mắt vô tướng, hay vô không gian, vô thời gian, mình sẽ tiếp xúc được với sự thật của thực tại.

Buông bỏ tài sản là bài thực tập bất kỳ người tu nào cũng biết. Còn dính mắc vào tài sản thì không có thì giờ tu. Sinh ra đôi bàn tay trắng, chết đi cũng hai bàn tay trắng. Chất chứa tài sản không phải là mục đích của người tu. Lối sống thiểu dục giúp cho việc hành đạo của mình trở nên tri túc hơn. Cần hiểu buông bỏ tài sản là như thế nào. Nếu có một chiếc xe, buông bỏ tài sản không có nghĩa đem cho đi chiếc xe, mà buông bỏ ý niệm về chiếc xe. Mình cho rằng có chiếc xe đi lại dễ dàng, đỡ mệt nhọc đón xe buýt, đỡ tốn tiền đi taxi, như vậy mình sẽ có hạnh phúc.

Buông bỏ ý niệm có chiếc xe mới có hạnh phúc có thể được cho là buông bỏ tài sản đích thực. Không có xe máy thì đi xe đạp, không có xe đạp thì đi bộ. Đi xe máy tập chánh niệm khi đi xe máy. Đi xe đạp tập chánh niệm khi đi xe đạp. Đi bộ tập chánh niệm khi đi bộ. Phẩm chất chánh niệm không phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển. Đi xe máy mà thất niệm thì đi bộ cho rồi. Buông bỏ ý niệm về tài sản, biết tài sản không phải là nguồn cội của hạnh phúc.

Bài thực tập khác về buông bỏ là buông bỏ tình cảm. Người tu không chấm dứt tình cảm, nhưng thứ tình cảm mà người tu thực tập là tình thương chúng sinh, không phải tình thương dính mắc của thế gian. Tình thương chúng sinh không có tính chất kỳ thị, vượt thoát mọi dính mắc và nội kết. Buông bỏ tình cảm không có nghĩa đang thương mẹ thì thôi không thương mẹ nữa. Nếu mình có thứ tình cảm thế gian mình mới có hạnh phúc, phải sống giữa mái ấm gia đình, phải có vợ con, phải có ba mẹ chăm sóc hay phải có bạn bè nương tựa thì mới có hạnh phúc, hạnh phúc này không mang tới sự giải thoát.

Muốn giải thoát phải tuyệt dục, muốn tuyệt dục cần chấm dứt tình cảm yêu thương, hờn giận, buồn vui. Người tu đi xuất gia, yêu thương tất cả chúng sinh, vì tất cả chúng sinh đều là ba mẹ của mình. Hòa thượng Hư Vân dứt tình gia đình, một lòng ra đi, một lòng hướng Phật. Tình cảm thế gian không phải là xấu, có thể nói là nền tảng của tình thương chúng sinh, nhưng tình cảm đó chỉ là tình yêu, vẫn còn nhỏ bé, còn nằm trong vòng của hệ lụy. Người tu có đạo nghiệp rất lớn, phải thoát vòng tục lụy, thay đổi tình yêu nhỏ bé kia thành tình thương bao la, đong đầy như cát sông Hằng, bao la như bầu trời xanh và vĩ đại như hư không.

Sống giản đơn nhằm buông bỏ ý niệm hưởng thụ và tiêu thụ. Thế giới ngày nay tiêu thụ quá mức vì nhu cầu hưởng thụ quá mức. Ý niệm về đoạn kiến hay thường kiến nên ra sức tiêu thụ. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác đến mức cạn kiện, sức lực con người làm việc đến cùng cực, nhằm phục vụ cho sự hưởng thụ.

Các ý tưởng marketing cổ xúy cho việc phát triển thị trường, mở rộng thị phần, xúc tiến bán hàng và gia tăng doanh số bán. Lợi nhuận to lớn đồng nghĩa với tiêu thụ lớn. Sản xuất phục vụ tiêu thụ lớn đồng nghĩa với đất mẹ bị tận dụng đến mức tối đa.

Có sản phẩm nào không lấy ra từ đất. Đất kiệt quệ đến lúc nào đó sự tiêu thụ phải dừng lại. Hạnh phúc không nằm ở tiêu thụ nhiều. Người ăn bát cơm đạm bạc vẫn có hạnh phúc nếu biết cách tiêu thụ, nên phẩm chất hạnh phúc không nằm ở số lượng tiêu thụ mà cách thức tiêu thụ. Bữa cơm đạm bạc có ba mẹ, có bạn bè, có những vị đồng tu xung quanh, bữa cơm này hạnh phúc. Khi ăn biết mình đang ăn, biết vạn vật đang có mặt trong bữa ăn, bữa cơm này có hạnh phúc.

Ăn cơm đầy cao lương mỹ vị nhưng tâm đầy lo toan, ăn như tống khứ mọi thứ vào miệng, bữa ăn này không có hạnh phúc, mà còn hao tổn tài nguyên của đất mẹ. Thèm khát tiêu thụ đưa mình vào thế giới của khổ đau, cho việc tiêu thụ là mục tiêu tối thượng, nên muốn làm việc hết mình để thỏa mãn danh sách tiêu thụ.

Tiêu thụ càng nhiêu, cái thỏa mãn không bao giờ dứt mà càng thêm chất chồng. Nhu cầu con người mà Maslow đưa ra, thứ nhất nhu cầu thiết yếu của con người như cái ăn cái mặc. Ăn no đủ rồi thì tìm kiếm thức ăn ngon, cái mặc đẹp. Nhu cầu này thỏa mãn, nhu cầu khác phát sinh, nhu cầu về an toàn, muốn sống ở nơi bình an, muốn được bảo vệ, muốn được bình yên. Nhu cầu này thỏa mãn, nhu cầu thứ ba xuất hiện, nhu cầu phụ thuộc, muốn nằm trong một nhóm, muốn có gia đình, muốn được yêu thương.

Có gia đình rồi, mình chưa thỏa mãn, mình mong được tôn trọng, muốn người khác lắng nghe, muốn được vinh danh, muốn được công nhận. Nhu cầu thứ năm là nhu cầu về tự thể hiện, phô diễn tài năng, chứng minh bản thân và lưu lại tên tuổi. Năm thứ nhu cầu này chính là sự tiêu thụ nằm trong nhóm nhu cầu kim tự tháp của Maslow.

Lòng tham con người không có đáy, không biết hài lòng với những gì mình có. Thời đại ngày nay nhu cầu này không nhỏ bé như kim tự tháp, mà lớn lên như núi Phú Sĩ, và phồng to ra như dãy Everest. Phục vụ tiêu thụ như thế, sức người không chịu nổi.

L.N (st)

Buông bỏ

Thứ 4, 09/10/2013 | 20:18
Kim cương là một loại khoáng vật cực kỳ cứng rắn, không có sự cứng rắn nào có thể vượt qua và không có một sự cứng rắn nào có thể làm thương tổn sự cứng rắn của kim cương, nhưng những kim cương đồng loại có thể đối chọi và làm thương tổn chính nó.

Từ bỏ luyến ái nhưng không tách mình khỏi thế giới

Thứ 4, 04/12/2013 | 19:59
Từ ái, yêu thương bị cuốn hút vào trong thành kiến bởi tham dục và thù hận cuối cùng phải chấm dứt. Thương yêu bị tác động bởi tham muốn phiền não nhất thiết mang đến thù hận là chỗ đối lập với từ ái, và cùng với điều ấy đi đến ghen tỵ và tất cả những loại rắc rối.

Phật dạy: Hãy từ bỏ những thứ không thuộc về ta

Thứ 6, 29/11/2013 | 08:04
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, cái gì không phải của các ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các ông.

Thiền: Buông những kiến thức vay mượn từ bên ngoài

Thứ 6, 15/11/2013 | 20:09
Thiền là sống, là sáng tạo, luôn luôn mới mẻ tinh khôi, không nằm trong một khuôn khổ chết hay một ước lệ nào.

Tại sao Phật lại từ bỏ hết tất cả? (3)

Thứ 4, 13/11/2013 | 07:57
Mục đích giáo dục của đạo Phật là giúp con người thương yêu và hiểu biết, cảm thông và tha thứ, bao dung và độ lượng, chớ không phải bắt buộc con người chịu đựng quá mức trong phiền muộn, khổ đau.

Tại sao Phật lại từ bỏ hết tất cả? (1)

Thứ 2, 11/11/2013 | 07:54
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa.

Buông bỏ

Thứ 4, 09/10/2013 | 20:18
Kim cương là một loại khoáng vật cực kỳ cứng rắn, không có sự cứng rắn nào có thể vượt qua và không có một sự cứng rắn nào có thể làm thương tổn sự cứng rắn của kim cương, nhưng những kim cương đồng loại có thể đối chọi và làm thương tổn chính nó.

Từ bỏ luyến ái nhưng không tách mình khỏi thế giới

Thứ 4, 04/12/2013 | 19:59
Từ ái, yêu thương bị cuốn hút vào trong thành kiến bởi tham dục và thù hận cuối cùng phải chấm dứt. Thương yêu bị tác động bởi tham muốn phiền não nhất thiết mang đến thù hận là chỗ đối lập với từ ái, và cùng với điều ấy đi đến ghen tỵ và tất cả những loại rắc rối.

Phật dạy: Hãy từ bỏ những thứ không thuộc về ta

Thứ 6, 29/11/2013 | 08:04
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, cái gì không phải của các ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các ông.

Thiền: Buông những kiến thức vay mượn từ bên ngoài

Thứ 6, 15/11/2013 | 20:09
Thiền là sống, là sáng tạo, luôn luôn mới mẻ tinh khôi, không nằm trong một khuôn khổ chết hay một ước lệ nào.

Tại sao Phật lại từ bỏ hết tất cả? (3)

Thứ 4, 13/11/2013 | 07:57
Mục đích giáo dục của đạo Phật là giúp con người thương yêu và hiểu biết, cảm thông và tha thứ, bao dung và độ lượng, chớ không phải bắt buộc con người chịu đựng quá mức trong phiền muộn, khổ đau.

Tại sao Phật lại từ bỏ hết tất cả? (1)

Thứ 2, 11/11/2013 | 07:54
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa.