Mách bạn cách cải thiện bệnh tay chân miệng tại nhà

Thứ 6, 27/10/2023 | 07:55
0
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan trong cộng đồng, nhất là mùa tựu trường. Khi bệnh ở thể nhẹ và chưa gây các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân điều trị tại nhà.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do các loại virus thuộc nhóm Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Trong đó, Enterovirus 71 có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Con đường lây nhiễm virus thường thông qua:

- Người khoẻ mạnh tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy mũi, chất mủ từ các vết loét, hoặc phân của người bệnh.

- Hạt bắn nước bọt từ miệng hoặc mũi của người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Trẻ em thường dễ mắc bệnh tay chân miệng hơn do hệ miễn dịch chưa phát triển đủ để đối phó với các loại virus này. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh.

Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ có thể bị mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng, họng, lưỡi khiến bé đau miệng, bỏ ăn, chảy dãi, quấy khóc. Tiếp theo đó, phát ban dạng phỏng nước sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông của trẻ. Những nốt phát ban này thường tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm.

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan trong cộng đồng

Cách cải thiện và chăm sóc cho bé bị bệnh tay chân miệng tại nhà

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi thăm khám, nếu trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ thì thường được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà bằng các cách sau:

- Hạ sốt: Cha mẹ cần cho bé sử dụng ngay thuốc hạ sốt paracetamol khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên với liều 10-15mg/kg/lần, lặp lại mỗi 4 - 6 giờ khi có tình trạng sốt lại.

- Bù nước và điện giải: Trẻ mắc tay chân miệng sẽ bị sốt và tiêu chảy nên cơ thể mất nước. Lúc này, mẹ cần cho trẻ uống dung dịch oresol hoặc dùng nước ép hoa quả tươi để bù nước và điện giải. Nếu trẻ đang bú mẹ, nên tăng cường số lần và thời lượng bú.

- Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng bằng các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

- Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm...;

- Nếu có triệu chứng viêm não – viêm màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và được các bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời.

- Chú ý dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi cho trẻ, chọn ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn nóng, chua, cay… gây đau đớn tại các vết loét miệng.

- Quần áo, tã lót của trẻ bị tay chân miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn trước khi giặt bằng xà phòng.

- Các vật dụng cá nhân của trẻ như bình sữa, ly nước, chén cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý đến những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao xảy ra biến chứng ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng như sốt cao, li bì, nôn ói... để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Trẻ cần được hạ sốt, bù nước khi mắc bệnh tay chân miệng

Gel Subạc giúp làm sạch da, kháng khuẩn, ngăn ngừa sẹo

Trong quá trình điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho bé, để bệnh mau cải thiện và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, cha mẹ nên cho con kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi Subạc với thành phần gồm nano bạc, dịch chiết neem, chitosan.

Subạc là giải pháp hiệu quả giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi bị tay chân miệng, thủy đậu, bỏng, rôm sảy, mụn nhọt, zona, herpes, viêm da, bị sưng tấy do côn trùng đốt/ muỗi đốt; góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.

Gel Subạc giúp làm sạch da, kháng khuẩn, ngăn ngừa sẹo

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả, cha mẹ nên cho trẻ kết hợp uống cốm thảo dược Subạc có thành phần từ L- lysine, cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus.

Cốm Subạc giúp giảm triệu chứng, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng 

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc, cải thiện bệnh tay chân miệng tại nhà. Để mau chóng cải thiện tình trạng tay chân miệng cho bé, ba mẹ hãy chăm sóc trẻ đúng cách, kết hợp cho con dùng bộ đôi sản phẩm Subạc mỗi ngày!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Anh Thư

Cùng chuyên mục

Chàng trai 25 tuổi kết hôn với người phụ nữ U50, ngoại hình của cả hai gây choáng

Thứ 4, 15/05/2024 | 03:39
Chuyện tình cảm của cặp đôi đã thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận.

Clip: Nhanh vài giây, ô tô bán tải lĩnh tai họa từ xe máy

Thứ 4, 15/05/2024 | 00:29
Ô tô bán tải vừa lao đầu từ ngõ ra đường lớn thì một xe máy do nam tài xế điều khiển lao tới tông thẳng vào đầu.

Diễn viên Táo Quân là "đại gia chân đất", ở biệt thự hơn 1.000m2

Thứ 3, 14/05/2024 | 23:55
Nam nghệ sĩ còn được ví von là "người giàu nhất nhì làng hài xứ Bắc".

Quân đội Nga tuyên bố kiểm soát một thị trấn ở Kharkiv

Thứ 3, 14/05/2024 | 23:55
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bước tiến quan trọng trên bộ ở Kharkiv trong khi các cuộc giao tranh dữ dội diễn ra.

Tin tức 24h qua: Tìm thấy thi thể 2 nữ sinh lớp 9 bỏ lại dép trên cầu ở Bắc Ninh

Thứ 3, 14/05/2024 | 21:31
Tìm thấy thi thể 2 nữ sinh lớp 9 bỏ lại dép trên cầu ở Bắc Ninh; Nguyên nhân nữ giáo viên mầm non đè bé gái xuống đường đánh đập;… là những tin tức đáng chú ý trong ngày.