Mái tóc bạc của những “bố nuôi” chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật

Mái tóc bạc của những “bố nuôi” chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 5, 25/05/2023 | 15:00
0
Vừa làm thầy, vừa làm bố, các nam giáo viên đã giúp hàng nghìn trẻ khuyết tật vươn lên đảm bảo cuộc sống và thực hiện ước mơ của mình.

Chuyện chưa kể của những thầy giáo dạy nghề cho trẻ khuyết tật

Ngày học cuối cùng năm học 2022 – 2023, thầy Dương Công Chiến, Phó Giám đốc trung tâm giáo dục - dạy nghề người khuyết tật Nghệ An, ít nói hẳn, đi gặp từng học sinh để vỗ về động viên trước khi các em trở về với gia đình. Gần 35 năm làm việc tại đây, chính thầy cũng không ngờ mình lại gắn bó với trung tâm lâu đến như vậy.

“Không hiểu sao mỗi khi kết thúc một năm học, các em chuẩn bị về gia đình thì tôi lại thấy lo lắng. Gần một năm các em ở trung tâm, chúng tôi quan tâm từng bữa ăn, giấc ngủ. Nên dù biết các em về nhà vẫn cảm thấy không an tâm”, thầy Chiến cười.

Dân sinh - Mái tóc bạc của những “bố nuôi” chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật

 Thầy Chiến đã có gần 35 năm dạy tại trung tâm.

Thầy tâm sự, vốn tốt nghiệp ngành sư phạm Vật lý, trường Đại học Vinh, vì vậy thầy cũng không ngờ cuộc đời mình lại đi sang ngã rẽ như thế này. “Ra trường là tôi về luôn trung tâm, dạy rất nhiều thế hệ, phụ trách rất nhiều môn học, nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn tự học, tự tìm tòi các phương pháp bởi mỗi em là mỗi cách truyền đạt, không thể áp dụng rập khuôn được”, thầy Chiến nói.

Năm học 2022 – 2023, trung tâm có gần 250 em, thì có tới 148 học sinh ở nội trú. Mỗi em đến trung tâm là một cảnh đời, bị một căn bệnh và biểu hiện khác nhau. Vì vậy, hàng ngày ngoài điều trị và dạy ngôn ngữ, các giáo viên còn chăm lo từ việc vệ sinh cá nhân đến ăn ngủ của các em.

“Khi mới vào trung tâm, các em khuyết tật (câm, điếc, khiếm thị, khuyết tật vận động) sống khép nép và rất mặc cảm, tự ti. Ðể các em hòa nhập được với cộng đồng, khi trưởng thành có việc làm, cán bộ, giáo viên của trung tâm phải rất tâm huyết trong việc nuôi dưỡng, dạy chữ, dạy ngôn ngữ ký hiệu và dạy kỹ năng sống cho các em”, thầy Chiến nói.

Công việc này với các nữ giáo viên vốn đã vất vả, thì đối với nam giáo viên càng khó khăn hơn nhiều, khi cần sự khéo léo và cần mẫn. Cũng vì vậy, các nam giáo viên thường trêu đùa nhau, dạy các em mà mái tóc không có vài sợi bạc thì vẫn chưa thể thành công.

Dân sinh - Mái tóc bạc của những “bố nuôi” chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật (Hình 2).

 Thầy Thành lặng lẽ đứng sau chứng kiến các em trưởng thành khi kết thúc năm học.

Đứng phía sau hội trường để quan sát các em học sinh tập văn nghệ cho buổi bế giảng năm học, thầy Hồ Đức Thành không khỏi vui mừng khi thấy từng em tiến bộ vượt bậc so với đầu năm. Hơn 22 năm giảng dạy tại trung tâm, thầy Thành đã cùng khóc, cùng cười, cùng tập nói với những em nhỏ khuyết tật nơi đây.

Theo thầy Thành, hiện tại, từ chương trình đào tạo nghề chung, các giáo viên nơi đây phải tự xây dựng riêng cho mình giáo án giảng dạy. Bởi đặc thù của đào tạo nghề cho người khuyết tật là cầm tay chỉ việc, là giúp các em bắt chước hành động của mình để lâu dần công việc này trở thành thói quen của các em. Công việc này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian.

“Tuy gặp nhiều khó khăn khách quan nhưng chứng kiến sự nỗ lực vươn lên của mỗi học sinh, thì chúng tôi cảm thấy có động lực để vượt qua tất cả, hướng đến mục tiêu chung là trang bị nghề và tạo việc làm cho các em”, thầy Thành cho hay.

Dạy nghề cho các em vốn đã quan trọng, nhưng ổn định tâm lý và giúp các em tự tin hòa nhập với xã hội càng quan trọng hơn. Sau những giờ lên lớp, các thầy, cô giáo lại trở thành người bố, người mẹ hiền, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho những học sinh đặc biệt. Cũng vì vậy, thời gian thầy Thành ở trung tâm còn nhiều hơn ở nhà. Đêm nào thầy cũng phải đi kiểm tra các phòng ngủ một lượt mới an tâm lên giường nghỉ ngơi dù cả ngày đã mệt rã rời.

Để thực hiện tốt việc chăm lo cho các đối tượng chính sách xã hội, ngày 1/6/1978, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã ra quyết định thành lập Trung tâm Tật học 1 với chức năng dạy chữ - dạy nghề dành riêng cho người tàn tật. Đến năm 1988, Trung tâm Tật học 1 sáp nhập với Trường dạy nghề thương binh và người tàn tật, đổi tên gọi là Trung tâm giáo dục dạy nghề người tàn tật, trực thuộc sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An.

Còn đó những khó khăn…

Ông Phan Bùi Hải, Giám đốc trung tâm giáo dục - dạy nghề người khuyết tật Nghệ An cho biết, song song với giảng dạy bổ túc từ lớp 1 đến lớp 5, trung tâm còn chú trọng đào tạo các ngành nghề như: may cơ bản, may công nghiệp, đồ mộc dân dụng và mỹ nghệ, thêu đan và vi tính… Hàng năm, trung tâm cho ra trường 50 - 60 em học sinh đã học xong chương trình văn học bậc tiểu học và có trình độ nghề cơ bản, có khả năng hành nghề và tìm kiếm việc làm, trong đó 30 - 35% em có việc làm, có thu nhập ổn định.

Dân sinh - Mái tóc bạc của những “bố nuôi” chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật (Hình 3).

 Các em tự tin nhảy múa dù đứng trước đông người.

Tuy nhiên, theo giám đốc trung tâm, mặc dù đã được các cơ quan tỉnh, sở LĐ-TB&XH, Bộ LĐ-TB&XH, các tổ chức, cá nhân quan tâm nhưng vẫn còn quá nhiều khó khăn như: Cơ chế chính sách đối với công tác giáo dục, dạy nghề còn bất cập; Kinh phí theo định mức mà Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh giao quá thấp, chế độ phục vụ nội trú quá khó khăn; Chương trình khung đối với dạy nghề, sách giáo khoa đối với dạy văn hóa chuyên biệt cho học sinh khuyết tật còn thiếu…

“Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được bổ sung, đầu tư tuy nhiên so với yêu cầu nhiệm vụ vẫn còn thiếu, một số trang thiết bị quá thời gian quy định sử dụng hay hỏng hóc như: máy học nghề mộc, nghề may. Trung tâm phải tận dụng sửa chữa để đảm bảo cho học sinh thực hành và học tập…”, ông Hải nói.

Đặc biệt, gần 100 em dưới 14 tuổi ở đây gia đình vẫn đang phải đóng 1.050.000 đồng/tháng tiền ăn. Trong khi phần lớn hoàn cảnh gia đình của các em còn vô cùng khó khăn. Nhiều em ở khu vực miền núi, bố mẹ chủ yếu làm nương rẫy, nhưng vì các em khuyết tật nên đã gửi xuống trung tâm nhờ thầy cô giúp đỡ dạy học.

Dân sinh - Mái tóc bạc của những “bố nuôi” chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật (Hình 4).

Dù vẫn còn gian nan nhưng các thầy vẫn luôn cố gắng giúp học sinh. Ảnh GVCC.

Một điều trăn trở nữa là ngoài số ít các em tìm được việc làm tại một số doanh nghiệp “kết nghĩa” với trung tâm, các hiệu may tư nhân… thì còn rất nhiều học sinh vẫn chưa thể tìm được việc làm do nhiều đơn vị “ngại” thuê các em khuyết tật.

“Hiện tại chúng tôi cũng thường xuyên phối hợp với các công ty, doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm cho các em nhưng phải thừa nhận là rất khó. Chúng tôi chỉ có cách nhận một khâu nào đó trong dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp may mặc về cho các em làm. Vừa tạo điều kiện cho các em được thực hành nhiều hơn, vừa giúp các em có thêm thu nhập. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tình thế, còn về lâu về dài chúng tôi vẫn cần sự quan tâm hơn của xã hội”, ông Phan Bùi Hải cho biết thêm.

Dân sinh - Mái tóc bạc của những “bố nuôi” chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật (Hình 5).

Câu lạc bộ Tennis Báo chí Nghệ An trao quà tới các em nhỏ khuyết tật.

Trước thềm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, nằm trong chương trình giải đấu Tennis Báo chí Nghệ An lần thứ 4 năm 2023, hướng tới kỉ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, sáng 24/5, Câu lạc bộ Tennis Báo chí Nghệ An đã có mặt tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An trao tặng 5 triệu đồng tiền mặt, 50 thùng sữa và nhiều bánh kẹo.

Nhà báo Nguyễn Cảnh Thắng, Chủ tịch Câu lạc bộ đã gửi những lời chia sẻ về sự khó khăn, trắc trở của các em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, mong mỏi các em luôn nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, học tập tốt và hiện thực được những ước mơ của bản thân. Những món quà tuy không lớn, nhưng đó là tình cảm, là sự san sẻ và khích lệ để các em nhỏ khuyết tật luôn cảm thấy sự động viên, khích lệ từ đội ngũ những người làm công tác báo chí nói riêng, cộng đồng nói chung.

Giáo viên dạy người khuyết tật là 1 trong 37 nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Thứ 3, 06/12/2022 | 11:41
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người đàn ông khuyết tật đẩy xe hơn 10km mỗi ngày để bán gà dịp Tết

Thứ 7, 04/02/2017 | 22:06
Để kiếm tiền nuôi mẹ già và người em trai bị tai nạn giao thông, anh Lương đã đẩy một chiếc xe 3 bánh đi hơn 10km mỗi ngày mang gà vịt, rau quả do tự tay người thân nuôi trồng, đưa ra chợ bán.

“Kình ngư” khuyết tật dạy nghề miễn phí cho trẻ nghèo

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
24 tuổi anh Diệu mới chập chững những bước đi đầu tiên. Với nghị lực phi thường, anh đã trở thành “ông vua” bơi lội của VĐV khuyết tật cả nước. Không những thế, anh còn mở doanh nghiệp tư nhân, giúp đỡ gần 20 lao động cùng cảnh ngộ.
Cùng tác giả

Tuyên truyền, vận động phụ huynh dừng việc cấm con em đến trường

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:51
Không đồng tình cho con vào học tại điểm trường mới xây dựng, nhiều phụ huynh đưa con đến trước cổng trụ sở UBND tỉnh Nghệ An để phản đối.

Nghệ An: Thi công kè biển, công ty xây dựng hút cát trái phép

Thứ 2, 15/04/2024 | 19:31
Qua kiểm tra ban đầu, khối lượng cát biển đã bị công ty này hút lên trái phép khoảng 500m3.

Nghệ An: Xuất hiện mưa đá khiến nhiều nhà hư hỏng, 1 người bị thương

Thứ 2, 15/04/2024 | 09:46
Mưa đá ở Kỳ Sơn chỉ khoảng 15 phút nhưng đã khiến 1 người bị thương và nhiều nhà cửa hư hỏng nặng.

Nghệ An: Công nhân bị bệnh bụi phổi, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ 7, 13/04/2024 | 16:45
66 công nhân Công ty TNHH Châu Tiến đi giám định y khoa đều có kết quả mắc bệnh bụi phổi, thậm chí có trường hợp tỉ lệ suy giảm sức khỏe hơn 80%.

Nghệ An: Người dân bức xúc với dự án đường trăm tỷ thi công ì ạch

Thứ 6, 12/04/2024 | 20:30
Được kỳ vọng sẽ cải tạo và xây dựng mới công trình hạ tầng giao thông, nhưng đến nay người dân vô cùng thất vọng khi thi công quá chậm làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
Cùng chuyên mục

Quảng Trị: Đã tìm thấy thi thể học sinh bị đuối nước khi tắm biển

Thứ 3, 16/04/2024 | 22:09
Vào ngày 15/4, trong khi tắm biển, 2 em học sinh ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) không may bị sóng cuốn, một em được cứu còn một em bị mất tích.

Một công nhân tử vong tại dự án đường kết nối sân bay Long Thành

Thứ 3, 16/04/2024 | 22:04
Công an tỉnh Đồng Nai đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc một công nhân thi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tử vong.

Taxi rơi xuống kênh trong lúc quay đầu, tài xế may mắn thoát nạn

Thứ 3, 16/04/2024 | 20:20
Sau khi trả khách, tài xế taxi trong lúc quay đầu xe đã bất ngờ bị tụt dốc dẫn đến rơi xuống kênh nước.

Bình Phước: Những giọt nước thắm đượm nghĩa tình

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:45
Những xe bồn vận chuyển miễn phí nước về tận nhà đã và đang giúp người dân vơi bớt phần nào khó khăn giữa mùa hạn hán.

Các tỉnh Tây Nguyên gồng mình chống hạn

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:00
Trước nguy cơ hạn hán, thiếu nước xảy ra trên diện rộng trong mùa khô, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp phòng, chống hạn.
     
Nổi bật trong ngày

Ngược núi “săn” ươi bay

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Đan xen trong những tán rừng xanh, những cây ươi đỏ rực, vươn cao chót vót báo hiệu một mùa ươi lại đến. Dưới tán rừng, người dân hóng theo từng cơn gió để nhặt ươi.

Dự báo thời tiết ngày 16/4/2024: Miền Bắc nắng nóng gay gắt nhưng vẫn có nơi dịu mát

Thứ 3, 16/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Cà Mau: Tiếp tục phòng cháy, chữa cháy rừng đợt cao điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 08:19
Ngày 15/4, các đơn vị chủ rừng, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tích cực triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng đợt cao điểm.

Chính quyền làm ngơ trước việc người dân kết bè thả hàu trên khu vực biên giới biển

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:24
Là đề tài “trên giấy”, chưa được cấp thẩm quyền cấp phép nhưng chính quyền huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã cho phép thả, nuôi hàu trên khu vực biên giới biển Cửa Hội.

Bình Phước: Những giọt nước thắm đượm nghĩa tình

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:45
Những xe bồn vận chuyển miễn phí nước về tận nhà đã và đang giúp người dân vơi bớt phần nào khó khăn giữa mùa hạn hán.