Malaysia đề xuất nâng trần nợ công lên 65% GDP

Malaysia đề xuất nâng trần nợ công lên 65% GDP

Nguyễn Thị Minh Đức

Nguyễn Thị Minh Đức

Thứ 3, 14/09/2021 12:48

Năm 2020, trần nợ công của Malaysia đã được nâng lên thành 60% GDP, mức tăng đầu tiên kể từ tháng 7/2009.

Nội các Malaysia đã đề xuất nâng mức trần nợ công lên 65% GDP, Bộ trưởng Tài chính Malaysia cho biết hôm 14/9.

Đề xuất này là một trong những biện pháp của Chính phủ Malaysia nhằm đối phó với sự suy giảm kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19.

Đây là lần thứ hai trong vài năm trở lại đây Chính phủ nước này tìm cách tăng trần nợ công. Năm 2020, trần nợ công của Malaysia đã được nâng lên thành 60% GDP, mức tăng đầu tiên kể từ tháng 7/2009.

Nội các cũng đã đề xuất tăng quy mô quỹ Covid-19 của Chính phủ lên thành 110 tỷ Ringgit (26,53 tỷ USD) từ mức 65 tỷ Ringgit (15,67 tỷ USD), Bộ trưởng Tài chính Malaysia Tengku Zafrul Aziz cho biết trong một tuyên bố.

Hai đề xuất trên sẽ được trình lên Quốc hội nước này vào tháng Mười để xem xét thông qua và nhằm mục đích tăng cường hệ thống y tế công cộng, cải thiện các biện pháp trợ giúp xã hội và hỗ trợ các doanh nghiệp, Zafrul cho biết.

Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo các ngân hàng xem xét việc miễn trả lãi suất đối với khách hàng là người có thu nhập thấp và đã nhận được ưu đãi trong các khoản vay trước đó, Zafrul cho biết thêm.

Malaysia đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng năm 2021 hai lần trong năm nay do các biện pháp hạn chế liên quan tới Covid-19 đã làm giảm khả năng phục hồi của nền kinh tế nước này.

Malaysia cũng dự kiến nền kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức 3-4%, giảm so với dự báo trước đó (6-7,5%).

Chính phủ nước này dự kiến lập kế hoạch ngân sách cho năm 2022 vào tháng tới, với mục tiêu ưu tiên phục hồi và cải cách sau đại dịch.

Minh Đức (Theo Reuters)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.