Suy giảm nhận thức nhẹ ở tuổi trung niên
Khi tuổi tác càng cao, bạn thường thấy mình dễ quên những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hay khó tập trung khi cần giải quyết công việc. Tuy hay quên và thiếu tập trung là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của sự suy giảm nhận thức nhẹ.
Suy giảm nhận thức nhẹ tác động âm thầm đến chất lượng sống của người độ tuổi trung niên. Ảnh: Freepik
Suy giảm nhận thức nhẹ (Mild cognitive impairment - MCI) là một hội chứng rối loạn não bộ gây trở ngại về các chức năng nhận thức bao gồm trí nhớ, sự tập trung, khả năng xử lý ngôn ngữ, khả năng điều hành và ra quyết định. Một nghiên cứu của Học viện Thần kinh học Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ xuất hiện ở khoảng 8% người từ 65 đến 69 tuổi, 15% ở người từ 75 đến 79 tuổi, 25% ở người từ 80 đến 84 tuổi và khoảng 37% ở những người từ 85 tuổi trở lên.
Các triệu chứng của suy giảm nhận thức nhẹ có thể cải thiện hoặc ổn định trong nhiều năm, nhưng cũng có thể phát triển thành sa sút trí tuệ hoặc bệnh Alzheimer. Do đó, khi bắt đầu nhận thấy những biểu hiện của suy giảm nhận thức nhẹ, người bệnh cần tìm hiểu và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp để tránh những hệ quả không mong muốn ảnh hưởng đến cuộc sống.
Những biểu hiện thường gặp của chứng suy giảm nhận thức nhẹ
Nếu các biểu hiện của suy giảm trí nhớ do lão hóa tự nhiên là cần nhiều thời gian hơn để nhớ hoặc tìm lại thông tin trước đây, thì dấu hiệu của suy giảm nhận thức nhẹ trải dài trên các chức năng nhận thức khác nhau của não bộ, cụ thể là:
- Thường hay quên trước quên sau
- Dễ mất tập trung khi làm việc
- Khó diễn đạt ngôn ngữ hay tìm đúng từ mô tả điều muốn nói
- Khó định hướng hay “mù mờ” với đường sá nơi sinh sống
- Mất thời gian để đưa ra quyết định
Tuy nhiên, nhiều người lại xem đây cũng là biểu hiện bình thường của lão hóa và phớt lờ chúng, khiến tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng theo thời gian.
Phương pháp phòng ngừa và cải thiện suy giảm nhận thức
Ngay khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu kể trên trong thời gian dài, bạn có thể đã mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ và cần quan tâm hơn đến sức khỏe của mình. Hiện nay, các chọn lựa thuốc sử dụng trong điều trị suy giảm nhận thức nhẹ còn khá hạn chế nên người bệnh cần chủ động chăm sóc não bộ bắt đầu với thay đổi lối sống và kiểm soát các bệnh lý nền.
Một số phương pháp cải thiện lối sống giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ có thể kể đến như:
- Tập luyện thể dục
- Kiểm soát dinh dưỡng, cân nặng
- Kiểm soát bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu
- Ngưng hút thuốc
Thay đổi thói quen sinh hoạt, kiểm soát các bệnh lý nền giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ. Ảnh: Freepik
Chiết xuất bạch quả chuẩn hóa EGb 761 - chìa khóa vàng cho điều trị suy giảm nhận thức nhẹ
Chiết xuất từ lá cây bạch quả (Ginkgo biloba) vốn được biết đến với công dụng trong điều trị các bệnh về trí não. Bên cạnh việc thay đổi thói quen hướng đến sinh hoạt lành mạnh, việc bổ sung các dược liệu chiết xuất Ginkgo biloba chuẩn hóa EGb 761 theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã được chứng minh và công nhận hiệu quả đối với điều trị suy giảm nhận thức trong dài hạn.
Tác dụng dược lý của EGb 761 dựa trên bốn cơ chế sinh học thần kinh chính, bao gồm: (1) bảo vệ tế bào thần kinh, (2) sinh thần kinh, (3) cải thiện khả năng truyền dẫn thần kinh và (4) chống thiếu máu cục bộ, từ đó giúp cải thiện tập trung chú ý và có khuynh hướng cải thiện trí nhớ. Dữ liệu nghiên cứu được tiến hành trong thời gian liên tục 20 năm cho thấy quá trình suy giảm trí nhớ và sự tập trung ở nhóm người lớn tuổi có dùng EGb 761 diễn ra chậm hơn so với nhóm không dùng.
Bên cạnh đó, với nồng độ Acid Ginkgolic (thành phần trong lá bạch quả có khả năng tạo độc tính nếu ở nồng độ cao) ở mức 2ppm, đạt chuẩn an toàn của WHO, EGb 761 được khuyến khích sử dụng lâu dài.
Thực tế, cho đến nay, rất nhiều quốc gia đã khuyến cáo và đưa Ginkgo Biloba EGb 761 vào hướng dẫn điều trị, phòng ngừa cũng như cải thiện nhận thức ở người suy giảm nhận thức nhẹ. Gần đây nhất năm 2021, các chuyên gia về rối loạn thần kinh và nhận thức châu Á (ASCEND) dựa trên những dữ liệu bằng chứng có được, đã đồng thuận và khuyến cáo Ginkgo biloba EGb 761 là một phần trong điều trị đa mô thức, nhằm cải thiện chức năng nhận thức ở người suy giảm nhận thức nhẹ, đồng thời phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ.
Các dược liệu được chiết xuất từ lá Ginkgo biloba (hay còn gọi là bạch quả) được tiêu chuẩn hóa EGb 761 mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị chứng suy giảm nhận thức ở người trung niên và người lớn tuổi.
Như vậy, Ginkgo biloba chuẩn hóa EGb 761 không chỉ có tác dụng với người mắc suy giảm nhận thức mà cả với người khoẻ mạnh bình thường có mong muốn nâng cao sức khỏe trí tuệ và tinh thần, hoạt chất này cũng mang lại nhiều lợi ích đáng kể.
Tanakan là thương hiệu dược phẩm lâu đời đến từ Pháp với hành trình gần 30 năm đồng hành cùng người Việt, điều trị giảm triệu chứng rối loạn nhận thức ở người lớn. Với chiết xuất Ginkgo Biloba chuẩn hóa EGb 761 theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có nồng độ Ginkgolic acid ở ngưỡng 2ppm, an toàn để sử dụng lâu dài. Tìm hiểu thêm về hợp chất Ginkgo Biloba chuẩn hóa EGb 761 tại đây. |