Mâm lễ cúng Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 cần chuẩn bị những gì?

Mâm lễ cúng Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 cần chuẩn bị những gì?

Chủ nhật, 30/01/2022 | 08:00
0
Cúng Giao thừa là nghi lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Do vậy mâm cỗ cúng Giao thừa luôn được mọi nhà chuẩn bị chu đáo, trang trọng và đầy đủ.

Theo TS. Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam - cúng Giao thừa là nghi lễ thiêng liêng của người Việt Nam trước khi bắt đầu Tết Nguyên Đán. Một năm sẽ bắt đầu vào lúc Giao thừa và lại kết thúc vào lúc Giao thừa năm sau.

Người Việt thường làm hai mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời và trong nhà. Thời điểm cúng được tiến hành vào giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới – tức 0h ngày mùng 1 Tết.

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời được đặt trước cửa nhà, còn mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà được đặt trên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Do mục tiêu cúng lễ khác nhau nên về bố cục, 2 mâm cỗ này có sự khác biệt.

Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời

Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.

Theo tục lệ cổ truyền, Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó, họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

Đời sống - Mâm lễ cúng Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 cần chuẩn bị những gì?

Một mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời. Ảnh minh họa.

Dưới đây là tư vấn của PGS.TS Trịnh Sinh về việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ngoài trời theo văn hóa dân gian:

1. Mâm ngũ quả

2. Hương (3 cây to)

3. Hoa

4. 2 cây đèn (hoặc nến)

5. Trầu cau

6. Muối gạo

7. Trà

8. Nước (hoặc rượu)

9. Quần áo, mũ nón thần linh

10. Gà trống luộc

11. Xôi

12. Bánh Chưng

Trong đó, gia chủ cần đặc biệt chú ý đến con gà trống luộc. Nên chọn gà trống mới bắt đầu tập gáy, chưa đạp mái, khỏe mạnh, mỏ vàng, mào cờ, chân gà màu vàng. Nếu không có điều kiện thì chuẩn bị đơn giản, chỉ cần thể hiện lòng thành đối với các bậc thần linh, ông bà gia tiên.

Tuy nhiên, cũng tùy theo từng vùng miền mà có các loại đồ cúng khác nhau:

-Miền Bắc: Mâm cỗ thường tính theo bát, đĩa gồm 4 bát, 4 đĩa, nếu cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Các bát này thường có móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến lòng gà, mọc. Đĩa thường là xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối. Có nhà cũng cúng gà, gà thường là thịt gà trống thiến.

-Miền Trung: Trên mâm cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, bát ninh măng khô, miến Huế, cá chiên hay chả ram. Mâm cỗ người miền Trung có đầy đủ các món ăn.

-Miền Nam: Mâm cúng thường đơn giản hơn, chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà… Nhưng nếu là mâm mặn đầy đủ sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè…

Theo nhiều chuyên gia phong thủy, Hỷ thần ở hướng Đông Bắc, Tài thần ở hướng Nam nên có thể tùy theo hai hướng ấy mà đặt lễ vật cúng Giao thừa ngoài trời. Người đứng khấn phải quay mặt về hướng Đông Bắc hay chính Nam mà cúng chứ không phải đặt con gà, đĩa xôi về hướng đó. Quan trọng khi cúng Giao thừa phải thành tâm.

Mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà

Cúng Giao thừa trong nhà nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến cẩn thận, trang nghiêm và sạch sẽ.

Đời sống - Mâm lễ cúng Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 cần chuẩn bị những gì? (Hình 2).

Mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến và bày trí cẩn thận, trang nghiêm. Ảnh minh họa.

Mâm cỗ mặn bao gồm:

1. Bánh chưng

2. Giò

3. Chả

4. Xôi gấc (xôi các loại)

5. Thịt gà

6. Rượu (bia, thức uống khác)

Mâm cỗ ngọt bao gồm:

1. Bánh kẹo

2. Mứt tết

3. Hoa

4. Đèn (nến)

5. Hương

Khi cúng Giao thừa trong nhà, gia chủ và một số thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ.

Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng con cháu, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Sau khi tiến hành xong nghi thức cúng Giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành nghi lễ chúc Tết, hoặc đi lễ chùa cầu bình an, may mắn trong năm mới.

Mọi việc tiến hành đều mang tính lễ nghi, tránh có sự mê tín dị đoan. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính của các thành viên trong gia đình.

Minh Hoa (t/h)

Cách chuẩn bị mâm cúng và bài cúng Rằm tháng 8 theo văn khấn cổ truyền

Thứ 2, 20/09/2021 | 05:45
Vào ngày Tết Trung thu (15/8 Âm lịch), các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ thật tươm tất để dâng lên cúng, tưởng nhớ tổ tiên và những người đã khuất trong gia đình.

9X khoe mâm cỗ cúng ông Công ông Táo vừa ngon, vừa đẹp mắt

Thứ 5, 04/02/2021 | 07:00
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của chị Trần Thanh Thúy (25 tuổi) khiến ai cũng trầm trồ khen ngợi vì vừa ngon, vừa đẹp mắt.

Mâm cỗ cúng Phật, Thần linh, Gia tiên, chúng sinh Rằm tháng 7 dễ làm và đầy đủ nhất

Thứ 6, 28/08/2020 | 14:28
Theo tập quán tín ngưỡng, vào ngày Rằm tháng 7, các gia đình thường thực hiện nghi thức lễ cúng từ trong nhà ra ngoài trời theo thứ tự: Cúng Phật, cúng thần linh, cúng Gia Tiên và cuối cùng là cúng chúng sinh.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5) gồm có những gì?

Thứ 4, 24/06/2020 | 15:13
Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống rất quen thuộc với người Việt Nam, còn được gọi với tên khác là Tết diệt sâu bọ. Trong ngày này, mỗi gia đình thường có mâm lễ tổ tiên, trời đất… nên việc sắm sửa đồ lễ là không thể thiếu.
Cùng chuyên mục

Emguarde - Giải pháp bảo vệ sức khỏe của mọi gia đình khỏi bức xạ điện từ

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:08
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên sóng điện từ cũng đặt ra những lo ngại về tác động tiêu cực đến với sức khỏe của con người.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.